Xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em – Căn bệnh nguy hiểm khôn lường

Xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em - Căn bệnh nguy hiểm khôn lường

Chớ chủ quan đối với xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em. Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ vừa mới tiếp nhận bé trai, 15 tuổi trong tình trạng bị nôn ra máu lượng nhiều kèm đau bụng, và tụt huyết áp, da xanh xao. Nhận định đây là 1 trường hợp chảy máu tiêu hóa ở mức độ nặng do loét dạ dày – tá tràng, được các bác sĩ khẩn trương cấp cứu, hồi sức tích cực. Bệnh nhi được truyền 6 đơn vị máu, và dùng các thuốc ức chế tiết axit dạ dày.

Khi bệnh nhi ổn định tình trạng xuất huyết, thì các bác sĩ tiến hành nội soi dạ dày – tá tràng có gây mê. Kết quả nội soi cho thấy: Bệnh nhi đã có 1 ổ loét to ở vùng hành tá tràng, và kích thước 10 x 10mm, chẩn đoán trên nội soi đó là loét hành tá tràng, viêm dạ dày, đồng thời cũng làm test tìm vi khuẩn HP. Tình trạng bệnh nhi sau đó ổn định và đã được cho xuất viện, kèm theo hướng dẫn sử dụng thuốc và chế độ ăn uống kỹ lưỡng trước khi ra về.

Xuất huyết tiêu hóa là gì, phân loại?

Xuất huyết tiêu hóa là một trong những tình trạng cấp cứu y tế nghiêm trọng. Nếu không can thiệp kịp thời sẽ có thể đe dọa đến tính mạng. Xuất huyết tiêu hóa hay còn được gọi là chảy máu tiêu hóa. Đây là một dạng cấp cứu y tế nghiêm trọng cần được can thiệp kịp thời. Xảy ra khi máu thoát ra khỏi lòng mạch và chảy vào trong ống tiêu hóa. Tình trạng này có thể gặp ở bất cứ phân đoạn nào của đường tiêu hóa. Như thực quản, dạ dày, ruột hay hậu môn.

Xuất huyết tiêu hóa là gì, phân loại?
Xuất huyết tiêu hóa là gì, phân loại?

Chảy máu tiêu hóa thường là hệ quả của các bệnh có liên quan đến hệ thống tiêu hóa không được kiểm soát. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa. Mà tình trạng xuất huyết xảy ra ở mức độ từ nhẹ đến nặng hay cũng có thể gây sốc. Căn cứ vào vị trí xuất huyết ở trong ống tiêu hóa. Mà tình trạng này được chia thành 2 dạng:

  • Xuất huyết tiêu hóa trên: Xảy ra từ thực quản kéo dài cho tới vị trí D4 ở trên dây chằng Triez. Đây chính là ranh giới để phân chia tá tràng với hỗng tràng.
  • Xuất huyết tiêu hóa dưới: Tình trạng xuất huyết kích hoạt từ dây chằng Triez kéo dài cho tới hậu môn.

Chẩn đoán tình trạng xuất huyết tiêu hóa như thế nào?

Bác sĩ sẽ dựa vào các dấu hiệu qua hỏi và thăm khám:

Chẩn đoán tình trạng xuất huyết tiêu hóa như thế nào?
Chẩn đoán tình trạng xuất huyết tiêu hóa như thế nào?
  • Trường hợp điển: bệnh nhân có các dấu hiệu: nôn ra máu; đại tiện ra phân đen, xuất hiện các dấu hiệu mất máu cấp.
  • Trường hợp không điển hình: Chỉ có biểu hiện mất máu cấp. Mà không nhận thấy các triệu chứng điển hình. Lúc này cần đặt ống thông dạ dày để kiểm tra. Nếu không có máu cũng sẽ không loại trừ chẩn đoán. Thăm khám trực tràng để tìm dấu hiệu phân đen. Kết hợp nội soi dạ dày – tá tràng nếu nghi ngờ xuất huyết tiêu hóa trên

Kết luận

ThS.BS Thái Thanh Lâm, Trưởng Khoa Nội tiêu hóa cho biết: Loét dạ dày – tá tràng là một bệnh lý ngày càng phổ biến ở trẻ em, bệnh có thể gây biến chứng chảy máu tiêu hóa nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Vì vậy, khi thấy trẻ có các biểu hiện nôn ói ra máu, đau bụng… gia đình cần đưa trẻ vào cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị bệnh kịp thời

Đọc thêm các thông tin khác về Phòng bênh cho trẻ em.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *