Nhắc đến Singapore, cái tên đầu tiên bật ra trong đầu đại đa số chúng ta chắc hẳn là biệt danh “Quốc đảo sư tử” nổi tiếng. Biệt danh này khiến chúng ta nhớ đến Merlion; biểu tượng đáng tự hào của “đất nước sạch nhất thế giới”. Merlion là sự kết hợp của lịch sử và văn hóa đã ảnh hưởng đến Singapore. Ngày nay, Merlion không chỉ là biểu tượng; mà nó còn được coi là linh vật của quốc gia thịnh vượng nhất Đông Nam Á. Có 7 bức tượng sư tử biển Merlion ở Singapore. Nhưng bức tượng có nguồn gốc như thế nào? Đây không phải là điều thú vị mà ai cũng biết.
Nguồn gốc của bức tượng sư tử biển Merlion
Đi du lịch Singapore mà chưa check-in với linh vật này thì coi như du khách chưa từng đặt chân tới đây. Bức tượng Sư tử biển được đặt tên là Merlion. Với từ “Mer” (mermaid) nghĩa là “Cá” và “Lion” nghĩa là sư tử. Bức tượng Merlion với đầu sư tử, mình cá; được làm bằng chất liệu xi măng với bộ vảy bao quanh người là sứ tráng men. Riêng đôi mắt rất đặc biệt – tách trà màu đỏ.
Theo như lời Mr Yue Kheong – làm việc tại Tổng cục Du lịch Singapore – đã chia sẻ những lý do hết sức là thú vị về tính hình tượng của Merlion. Vào thời kỳ bắt đầu dựng nước, chỉ cách đây tầm cỡ 50 năm. Khi đó người Singapore đều mang trong mình một lý tưởng đó là muốn ra bằng được một biểu tượng thật mới lạ để có thể đại diện cho bộ mặt đất nước còn đang rất non trẻ. Đã có nhiều luồng đóng góp về hoa cỏ, chim chóc, cá cảnh… Lúc bấy giờ, một người đàn ông quốc tịch Anh tên là Alec Fraser-Brunner, thành viên của Souvenir Committee, đã đưa ra ý tưởng kết hợp đầu sư tử và mình cá thành biểu tượng Merlion.
Lý do là Singapore ngày xưa vốn là một làng chài có rất nhiều cá. Nên Fraser-Brunner vẫn muốn biểu tượng có liên quan đến cá. Hơn nữa, tên gọi của Singapore trước đây là Singapura; theo tiếng Malaysia nghĩa là thành phố sư tử. Do Hoàng tử Sang Nila Utama khi phát hiện ra Singapore tin rằng mình đã nhìn thấy loài vật này sinh sống tại đây.
Vị trí của bức tượng nguyên bản
“Nhiều người định chọn biểu tượng nàng tiên cá. Nhưng hình ảnh này quá nữ tính, dịu dàng. Còn chúng tôi lại muốn một biểu tượng mạnh mẽ, năng động cho đất nước mình. Trải qua cuộc thi, cuối cùng Chính phủ quyết định chọn sự kết hợp đầu sư tử mình cá để tạo hình linh vật Merlion”. Ông Yue Kheong cho biết.
Hiện tại, bức tượng nguyên bản cao 8,6m, nặng 70 tấn; được đặt trong Merlion Park rộng 2.500 m2, ngay vịnh Marina. Ông Lý Quang Diệu, Thủ tướng Singapore thời bấy giờ, đã chủ trì buổi lễ đặt tượng Merlion vào năm 1972. Một tấm bảng đồng được dựng lên để kỷ niệm sự kiện tốt đẹp này với câu đề tặng: “Tượng Merlion được lắp đặt tại đây như một biểu tượng chào đón tất cả du khách đến tham quan Singapore”. Bức tượng được đặt lại ở vị trí hiện nay vào năm 2002; cách vị trí cũ khoảng 120m, ngay đối diện khách sạn Fullerton và nhìn thẳng ra vịnh Marina.
Vị trí của các bức tượng sư tử biển khác
Ngoài bức tượng lớn nhất, hiện Singapore còn có 4 bức tượng sư tử biển khác gồm:
- Sư tử con Merlion Cub cao 2 m, nặng 3 tấn và được đặt cách tượng sư tử lớn khoảng 28 m, lùi sâu vào phố, cũng nằm trong khuôn viên của Merlion Park.
- Sư tử biển cao 37 m trên đảo Sentosa, nơi đây cũng chính là một khu tham quan, khách du lịch có thể trèo lên tận đỉnh.
- Sư tử biển cao 3 m ở Tổng cục Du lịch gần đường Grange, khánh thành năm 1995.
- Sư tử biển cao 3 m nằm trên đỉnh Faber (Mount Faber).
Vô số các “bản sao” chu du khắp nước ngoài
Là biểu tượng ở Singapore, tượng sư tử biển còn có vô số “bản sao” chu du khắp nước ngoài. Tại Hakodate, một bức tượng của Merlion là biểu tượng của tình bạn giữa thành phố lớn thứ ba của Hokkaido và Singapore. Bức tượng có chiều cao 8.6 m, cùng chiều cao với bức tượng gốc. Công trình dựng nên vào năm 1989 tại bãi biển Nanaehama; với tư cách là một “vị Thần” bảo vệ, trông chừng tàu tới cảng Hakodate.
Một bức tượng nữa nằm ở vườn bác thảo Nambo tỉnh Chiba; hay một số “bản sao” nằm ở nhiều nơi khác trên thế giới.
Xem thêm các bài viết hay về Văn hóa Châu Á tại đây.