Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng đối với người bệnh gút không chỉ giúp giảm đau, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả mà còn giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm.
“Người bị bệnh gút nên ăn gì?” Đây là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc làm sao để vừa giảm được axit uric trong máu, vừa có thể tránh được cơn đau gút mà không bị suy nhược do thiếu chất. Dưới đây là những lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng dành cho người bị bệnh gút để có một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, hạn chế tình trạng axit uric tăng cao.
Những thực phẩm tốt cho người bệnh gút
Thực phẩm từ sữa ít béo (sữa chua, sữa ít béo,…)
Giúp tăng cường thải acid uric qua nước tiểu. Nhiều nghiên cứu cho thấy, người ăn thực phẩm từ sữa ít béo hàng ngày có nồng độ acid uric trong máu ít hơn những người khác.

Protein
Những người bị gout cần đặc biệt lưu ý đến việc hấp thụ protein. Nhất là protein từ động vật. Hãy ăn trứng, ít nhất 4 quả mỗi tuần. Đậu gà và đậu phụ cũng là những nguồn protein dồi dào mà không làm tăng nồng độ acid uric trong máu.
>>> Xem thêm chuyên mục dinh dưỡng người bệnh
Các loại rau củ và hoa quả
Rất giàu chất xơ, đặc biệt là súp lơ xanh và rau chân vịt vì chúng hạn chế nồng độ acid uric trong máu. Bổ sung hoa quả, đặc biệt là các loại quả chứa nhiều vitamin C sẽ giúp bệnh nhân gout cảm thấy khỏe mạnh hơn.
Quả Cherry
Giúp làm giảm nồng độ acid uric trong máu và kháng viêm. Một nghiên cứu năm 2010 chỉ ra rằng người bệnh uống một thìa nước Tart Cherry cô đặc ít nhất 2 lần một ngày trong 4 tháng sẽ giảm 50% các cơn đau do gout so với những người không uống.
Ngoài ra, nên uống nhiều nước mỗi ngày, nên uống 2 – 2,5 lít mỗi ngày tùy thuộc vào cân nặng, giới, tuổi… Bổ sung vitamin C khoảng 500-1,000mg mỗi ngày cũng có thể giúp giảm acid uric.
Thực phẩm nên tránh khi bị bệnh gút
Thức ăn và đồ uống có nhiều purin sẽ tăng nguy cơ bị cơn gút cấp. Do đó nên tránh xa những loại thực phẩm: thịt đỏ, thịt cừu và thịt lợn; Nội tạng, phủ tạng như gan, thận, óc, lòng…; Hải sản, đặc biệt là động vật có vỏ như tôm, trai, cá cơm và cá mòi.

Tránh các loại rau xanh có tốc độ tăng trưởng nhanh như măng tây, măng tre, nấm, giá, dọc mùng… vì chúng làm tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong máu; Các sản phẩm có hàm lượng fructose cao như soda và một số loại nước trái cây, kem, kẹo và đồ ăn nhanh.
Tránh uống rượu vì rượu làm gia tăng sự tạo acid uric trong gan và ngăn cản thận thải acid uric. Tránh dùng các thuốc lợi tiểu, cocticoid.
Tránh ăn bánh ngọt và bánh quy vì chúng có hàm lượng chất dinh dưỡng thấp. Và có thể làm tăng nồng độ acid uric.
Mặc dù một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp kiểm soát lượng acid uric. Tuy nhiên người bệnh vẫn cần tuân thủ uống thuốc để ngăn chặn các cơn gút cấp. Đi khám định kỳ để cùng với bác sĩ tìm ra cách điều trị tốt nhất cho từng người bệnh.