Malaysia là một đất nước thuộc khu vực Đông Nam Á; giáp với Thái Lan, Myanmar, Singapore, Brunei. Đây là một đất nước có nền văn hóa lâu đời và không kém phần đặc sắc. Văn hóa Malaysia cũng mang những nét đặc trưng riêng. Ngoài ẩm thực, nếu có cơ hội ghé thăm đất nước này; bạn nhất định phải khám phá một trong những lễ hội đặc sắc kể dưới đây như Tết âm lịch Trung Hoa, lễ hội Thaipusam và các lễ hội đặc sắc khác. Các lễ hội này đều mang những nét đẹp văn hóa đậm bản sắc của người dân Malaysia.
Sơ lược về văn hóa Malaysia
Malaysia là một xã hội đa dân tộc, đa văn hóa và đa ngôn ngữ. Văn hóa ban đầu của khu vực bắt nguồn từ các bộ lạc bản địa; cùng với những người Mã Lai nhập cư sau đó. Văn hóa Malaysia tồn tại các ảnh hưởng đáng kể từ văn hóa Trung Quốc và văn hóa Ấn Độ; bắt nguồn từ khi xuất hiện ngoại thương. Các ảnh hưởng văn hóa khác đến từ văn hóa Ba Tư, Ả Rập và Anh Quốc. Do cấu trúc của chính phủ, cộng thêm thuyết khế ước xã hội; có sự đồng hóa văn hóa tối thiểu đối với các dân tộc thiểu số.
Cũng như bao quốc gia khác, Malaysia cũng có những nét văn hóa đặc sắc riêng; đi kèm theo chính là các lễ hội lớn gắn liền với đời sống của nhân dân nơi đây. Chúng ta cùng khám phá lễ hội: té nước, Phật Đản và lễ hội mùa gặt là những sự kiện giúp du khách khám phá văn hóa, bản sắc của Malaysia.
Tết âm lịch Trung Hoa của cộng đồng người hoa kiều ở Malaysia
Cộng đồng người hoa kiều ở Malaysia rất đông. Nên lễ hội tết âm lịch Trung Hoa được tổ chức khắp Malaysia; đặc biệt ở thủ đô Kuala Lumpur. Đây cũng được xem là một trong những lễ hội văn hóa lớn nhất ở Malaysia,Ư. thường kéo dài 15 ngày, từ mùng 1/1 âm lịch hàng năm và kết thúc bằng lễ hội đèn lồng. Đến Malaysia vào thời gian này, bạn sẽ được hòa chung không khí dịp tết bằng cách mặc áo đỏ may mắn và xem múa lân, múa rồng.
Lễ hội Thaipusam – Lễ hội quan trọng nhất của người Malaysia
Diễn ra vào khoảng cuối tháng 1 đầu tháng 2; Thaipusam là một trong những lễ hội quan trọng nhất của người Malaysia. Đặc biệt là với người theo đạo Hindu. Vào ngày rằm đầu năm, lễ hội này được tổ chức 3 ngày ở động Batu, bang Selangor. Lễ hội nhằm kỷ niệm chiến thắng của Chúa Muruga trước linh hồn ác quỷ. Trong lễ hội, Chúa Muruga được nâng trong một cỗ xe màu bạc; xung quanh là tiếng trống và tiếng hò reo của hàng triệu tín đồ theo đạo tứ phương đổ về mong nhận được phước lành.
Đặc biệt, Thaipusam còn nổi tiếng với hình ảnh những tín đồ sùng đạo xiên vật sắc nhọn trên cơ thể nhằm thể hiện đức tin, sự trong sạch, cũng như chứng minh sức mạnh của mình. Ngoài ra người dân còn mang kavadis (kavadis có nghĩa là gánh nặng) lên trên đầu. Những đồ vật tượng trưng thường là khung gỗ hoặc bình sữa được trang trí bắt mắt và diễu hành đến đền thờ Murugan nhằm thể hiện sự thành kính tuyệt đối.
Lễ hội mùa gặt Tadau Ka’amatan – Lễ cảm ơn các vị thần linh
Đây là lễ kỷ niệm để cảm ơn các vị thần linh đã cho nông dân Padi một vụ mùa bội thu. Đây là lễ hội của người bản địa dân tộc Kadazan-Dusun; nhóm sắc tộc lớn nhất bang Sabah. Lễ hội thường được tổ chức vào cuối tháng 5. Tadau Ka’amatan cũng là dịp để người dân nơi đây tham gia các môn thể thao truyền thống như vật tay, bắn súng,…
Đại lễ Phật Đản vào ngày rằm tháng 4 âm lịch hàng năm
Đại lễ Phật Đản của Malaysia được tổ chức vào ngày rằm tháng 4 âm lịch hàng năm. Ở lễ hôi, người dân được chứng kiến ba cột mốc quan trọng trong cuộc đời Đức Phật: sinh ra, giác ngộ và niết bàn. Vào dịp này, các Phật tử trên khắp đất nước thường ăn chay thanh tịnh. Và dành cả ngày để thiền định tại chùa. Họ cũng phát tâm cho đi, phóng sanh chim bồ câu và rùa như một biểu tượng của sự siêu thoát và loại bỏ tội lỗi kiếp trước.
Lễ hội té nước Malaysia – Lễ hội cho các độ tuổi hay tầng lớp nào
Giống với Thái Lan, Malaysia cũng có lễ hội té nước. Đây là một trong những lễ hội văn hóa thú vị nhất Malaysia được tổ chức vào tháng 4 hàng năm. Bất cứ ai, thuộc các độ tuổi hay tầng lớp nào đều có thể tụ tập vui đùa và ném nước vào nhau để mang lại may mắn. Ngoài ra lễ hội còn có các hoạt động khác như câu cá, chèo thuyền kayak, xây lâu đài cát,…
Xem thêm các bài viết hay tại đây.