Tìm hiểu về lễ rằm tháng 7 trong văn hóa Singapore

Tìm hiểu về lễ rằm tháng 7 trong văn hóa Singapore

Vào ngày rằm tháng 7, có hai lễ hội lớn tại một số nước Châu Á là lễ Vu Lan và lễ tế người chết. Đây là một nghi lễ quan trọng trong phong tục của nhiều nước ở Đông Á. Phong tục cúng rằm tháng bảy ở Singapore dành riêng cho cộng đồng người Hoa sinh sống tại đây. Đối với họ, niềm tin vào siêu nhiên vẫn tồn tại. Và nó càng trở nên mạnh mẽ hơn khi bước vào tháng 7 âm lịch. Cũng giống như văn hóa của người Á Đông, họ đi lễ chùa vào tháng 7 âm lịch để tổ chức cúng tế và làm nhiều việc thiện hơn.

Không chỉ vậy, tháng 7 họ còn có nhiều điều cấm kỵ như: không được huýt sáo, không được chụp ảnh, không được ra đường vào ban đêm,… Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể hơn về nét văn hóa này của người Singapore trong bài viết bên dưới nhé.

Phong tục của người Singapore trong ngày rằm tháng 7

Rằm tháng Bảy là một trong những thời điểm tuyệt vời nhất trong năm để đắm mình trong văn hóa địa phương, và quan sát các nghi lễ truyền thống trong một đất nước Singapore vô cùng hiện đại. Cũng như người Mỹ có Halloween; người Hoa có Rằm tháng Bảy (còn gọi là Lễ Vu Lan). Đây là lúc linh hồn người chết sẽ quay trở lại dương gian.

Theo phong tục, những hồn ma này có thể quậy phá nếu họ bị lờ đi. Do vậy người ta thường cúng rất nhiều đồ lễ trong thời gian này; thường là vào đúng dịp tháng bảy âm lịch.

Phong tục của người Singapore trong ngày rằm tháng 7
Hãy để ý bước chân để khỏi dẫm vào đồ cúng để ngoài đường

Đến Singapore trong ngày lễ này, du khách sẽ để ý thấy những thùng kim loại đặt rải rác quanh những khu dân cư và nhà ở. Chúng được dành riêng để đựng tiền âm phủ và các đồ vàng mã. Như xe hơi, đồng hồ và trang sức; mà người ta thường đốt để dâng tặng cho những người họ hàng đã qua đời. Như một cách chăm lo đến các nhu cầu vật chất của họ kể cả khi đã sang thế giới bên kia.

Hãy để ý bước chân để khỏi dẫm vào đồ cúng để ngoài đường. Mặc dù nhiều người thường đặt đồ cúng (cam, cơm hoặc heo sữa) và nhang trên bàn thờ nghiêm chỉnh; một số khác lại đặt đồ cúng trên vỉa hè hoặc thậm chí đặt cạnh thân cây. Và dường như thỏa mãn mong muốn có tiền và ăn no của các linh hồn vẫn chưa đủ; chăm lo đến nhu cầu vui chơi giải trí của họ cũng quan trọng không kém.

Người ta đốt đồ hàng mã cho người đã khuất

Các căn lều lớn được dựng ngoài trời để dành cho các thực khách phàm ăn. Và các buổi đấu giá tại các khu dân cư như Ang Mo Kio và Yishun. Ngoài ra còn có cả các màn biểu diễn, như kinh kịch và “getai” (có nghĩa là “ca đài” trong tiếng Hoa; tức là các chương trình biểu diễn trực tiếp trên sân khấu). Với các câu chuyện về các vị thần và nữ thần, hài độc thoại; cũng như các bài hát và điệu nhảy đếm số.

Người ta đốt đồ hàng mã cho người đã khuất
Người ta thường đốt tiền và đồ hàng mã cho người đã khuất

Tất cả mọi người đều được chào đón. Vì vậy du khách hãy ngồi lại và thưởng thức chương trình. Nhưng hãy nhớ đừng ngồi ở hàng ghế đầu tiên; trừ khi du khách muốn chạm trán “những vị khách đặc biệt”.

Ngoài “tiền”, người ta còn đốt đồ hàng mã là bản sao của những thứ họ tin rằng những người họ hàng đã qua đời muốn có ở thế giới bên kia. Như đồng hồ, trang sức, xe hơi, biệt thự sang trọng, xe đua, người hầu; kể cả bao cao su và thuốc Viagra.

Biểu diễn getai – Nét đặc sắc chính của dịp lễ

Nét đặc sắc chính của dịp lễ này là biểu diễn “getai”; một hình thức giải trí phổ biến dành cho những linh hồn lang thang. Nhưng ngày nay “getai” có một dáng vẻ rất khác; sôi nổi hơn với những sân khấu chiếu đèn LED lung linh. Những nghệ sĩ trẻ tuổi và quyến rũ không những hát các bài ca truyền thống bằng tiếng địa phương mà còn biểu diễn các phiên bản techno của các ca khúc nhạc pop tiếng Anh và tiếng Phổ thông này. Có vẻ như ngay cả thị hiếu của thế giới tâm linh cũng thay đổi theo thời gian.

Nếu có dịp du lịch Singapore, du khách hãy dành thời gian khám phá lễ Rằm tháng Bảy của người dân nơi đây nhé! Chắc chắn đây sẽ là một trải nghiệm tuyệt vời dành cho du khách!

Ngày lễ rằm tháng 7 ở Trung Quốc

Trong quan niệm, phong tục của người Trung Quốc, Rằm tháng 7 còn được gọi là Tết Trung nguyên. Theo quan niệm, vào ngày Tết Trung nguyên là ngày quan dưới đất xá tội. Vì vậy, vào ngày này người dân Trung quốc thường sắm sửa mâm cỗ thịnh soạn, đốt vàng mã để dâng cúng tổ tiên.

Đồng thời, họ cũng tới những ngôi chùa lớn và phát gạo cho người nghèo. Họ mang niềm tin rằng những việc làm của họ sẽ giúp đỡ cho các cô hồn khỏi cảnh đói ăn đói mặc nên họ sẽ không bị quấy rầy nơi trần thế.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *