Phụ huynh có thể cho con dùng loại siro ho cảm với thành phần dược liệu sạch, và đúng thời điểm chớm bệnh để giảm ho, hay sổ mũi, tiêu đờm. Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ là đối tượng nhạy cảm, hệ miễn dịch vẫn chưa hoàn thiện, dễ mắc các bệnh hô hấp. FDA (Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ) đã từng khuyến cáo, với trẻ dưới 2 tuổi thì không nên lạm dụng thuốc kháng sinh.
Siro ho cho bé hiện đang là biện pháp điều trị đã được rất nhiều phụ huynh tin tưởng. Tuy nhiên, tiêu chí để lựa chọn siro ho là gì? Nên dùng siro ho nào để bé vừa có thể giảm ho hiệu quả mà lại không gây kích ứng? Lưu ý khi sử dụng siro ho cảm cho trẻ là gì? Mọi băn khoăn này sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây của rfhhost.com
Thành phần dược liệu trong siro ho cảm
Cha mẹ có thể sử dụng siro ho cảm chiết xuất từ thảo dược cho trẻ sơ sinh; trẻ nhỏ. Trong giai đoạn chớm bệnh với các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi.
Húng chanh (Tần dày lá)
Thành phần chủ yếu là tinh dầu, có tác dụng tiêu đờm, giải cảm. Theo sách “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”. Cao nước húng chanh có tác dụng ức chế sự phát triển của phế cầu khuẩn.
Quả quất (Tắc)
Dịch chiết quả quất (tắc) có chứa nhiều pectin; các vitamin, có tác dụng chống viêm; long đờm, giảm ho, kháng khuẩn.
Mật ong
Tác dụng như kháng sinh tự nhiên, kích thích tái tạo tế bào mới giúp làm lành nhanh các tổn thương niêm mạc họng. Các nghiên cứu y khoa cho thấy tác dụng giảm ho của mật ong.
Cát cánh
Trên lâm sàng, hoạt chất saponin có tác dụng tiêu đờm rõ rệt. Khi uống saponin gây kích thích niêm mạc họng. Đưa đến phản ứng tăng tiết dịch ở đường hô hấp làm cho đờm loãng, dễ bị tống ra ngoài. Ở Nhật Bản, Ấn Độ, cát cánh dùng chữa đau họng; viêm phế quản, ho có đờm.
Mạch môn
Trong thành phần có chất nhầy, đường, xitosterola… tác dụng sinh tân dịch, bổ phế. Các nghiên cứu và chứng minh rễ củ mạch môn có tác dụng ức chế phế cầu; long đờm, tăng tiết dịch ở niêm mạc khí phế quản.
Chiết xuất gừng tươi
Theo “Dược điển Việt Nam 5”, nếu như gừng khô (can khương) có tính nóng thì gừng tươi (sinh khương) có tính ôn ấm. Tác dụng diệt khuẩn trên nhiều loại vi khuẩn; tiêu đờm. Gừng được sử dụng trong các trường hợp bụng đầy trướng, cảm mạo, phong hàn, ho do cảm hàn.
Đường phèn
Vị ngọt, tác dụng bổ phế, giảm ho, trừ đờm. Dùng cho các trường hợp: viêm khí phế quản, ho khan, ít đờm, đau rát họng.
Tham khảo sử dụng loại siro tốt
Hiện, sản phẩm Siro ho cảm Ích Nhi đạt tiêu chuẩn GACP – WHO (Thực hành trồng trọt và thu hái dược liệu sạch theo tiêu chuẩn của Tổ chức y tế thế giới). Từ 2016 đến nay, Siro ho cảm Ích Nhi được người tiêu dùng bình chọn là “Sản phẩm số 1 trong dòng Siro ho cảm thảo dược” cho trẻ em, thông qua chương trình khảo sát, điều tra của Thời báo Kinh tế Việt Nam.
Đại diện nhãn hàng cho biết, cha mẹ dùng Siro ho cảm Ích Nhi ngay khi mới chớm hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, ho. Mẹ nên để sẵn siro ho cảm trong nhà để cho bé dùng ngay khi có triệu chứng đầu tiên.
Trong trường hợp cảm lạnh không được điều trị sớm, kịp thời, đúng cách, khiến bệnh tiến triển nặng do bội nhiễm vi khuẩn, có thể dùng siro ho bởi:
– Giải cảm: Siro ho cảm Ích Nhi với các thành phần như chiết xuất gừng, húng chanh, quất (tắc) có tác dụng ôn ấm, giúp loại khí lạnh, nguyên nhân gây cảm.
– Giúp góp phần tăng cường sức đề kháng hệ hô hấp để trẻ nhanh chóng khoẻ mạnh, hỗ trợ đẩy lùi triệu chứng bệnh.
Ngoài ra, khi cho bé sử dụng Siro ho cảm mẹ nên kết hợp vệ sinh mũi họng hàng ngày cho bé bằng nước muối sinh lý, sử dụng dầu tràm khuynh diệp bằng cách nhỏ vài giọt vào thau nước tắm hoặc thoa vào gan bàn chân, bàn tay cho bé trước khi ngủ.
Có nên lạm dụng cách trị ho bằng siro?
Theo Tạp chí BMJ Case Report, một bé gái 14 tuổi đã vô tình uống quá nhiều siro ho và hậu quả là cô bé rơi vào tình trạng lú lẫn. Được biết, cô bé đã uống 2 – 3 thìa siro ho chứa codein trong 15 ngày. Bệnh nhi không uống siro ho quá liều hàng ngày (3 – 6 thìa), nhưng đã dùng quá liều tối đa được khuyến nghị cho 3 ngày điều trị.
Ngoài ra, một số loại siro còn chứa kháng histamin. Chất này có tác dụng an thần nhẹ, ức chế thần kinh trung ương để giảm ho. Có thể thấy rằng, sử dụng siro ho ở bé quá liều sẽ gây ảnh hưởng tới thần kinh của bé. Trẻ dưới 2 tuổi có thể bị kích động, co giật vì sử dụng siro ho không đúng cách và liều lượng.
Vì vậy, khi sử dụng siro ho ở bé, các mẹ tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ, dược sĩ hoặc chỉ định về liều dùng, thời gian dùng có ghi rõ trên nhãn sản phẩm và để xa tầm tay của bé.