Vào 23h05 ngày 27/11 (giờ Hà Nội), ở Paris, Pháp, UNESCO đã công nhận dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ là Di sản văn hoá phi vật thể và đại diện cho nhân loại. Như vậy, bên cạnh các Di sản văn hóa phi vật thể đã được công nhận trước đó như: Đờn ca tài tử Nam Bộ cùng Hát xoan, Ca trù, dân ca Quan họ, Cồng chiêng Tây Nguyên… cho tới thời điểm này, dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh là Di sản văn hoá phi vật thể thứ chín của Việt Nam được UNESCO công nhận. Loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian này hiện đã không ngừng phát triển cả về bề rộng, bề sâu để trở thành bản sắc riêng có của nhân dân xứ Nghệ.
Dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ là gì
Dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ, còn có tên gọi khác là Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, là hai lối hát dân ca không có nhạc đệm, do cộng đồng hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo, lưu truyền trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt. Theo kết quả kiểm kê năm 2012, hiện nay có 75 nhóm Dân ca Ví, Giặm, với khoảng 1.500 thành viên, điển hình là Nhóm Dân ca Ví, Giặm Hồng Sơn, Nhóm Dân ca Ví, Giặm Ngọc Sơn ở tỉnh Nghệ An, Nhóm Dân ca Ví, Giặm O Nhẫn, Thạch Khê ở tỉnh Hà Tĩnh; việc thực hành, truyền dạy Dân ca Ví, Giặm được đẩy mạnh ở 15 huyện ở tỉnh Nghệ An và 12 huyện ở tỉnh Hà Tĩnh.

Dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ được thực hành trong cuộc sống, lúc ru con. Khi làm ruộng, chèo thuyền, lúc dệt vải, xay lúa. Các lối hát, vì vậy, được gọi tên theo các hình thức lao động và sinh hoạt. Như: Ví phường vải, Ví phường đan, Ví phường nón, Ví phường củi, Ví trèo non, Ví đò đưa, Giặm ru, Giặm kể, Giặm khuyên,…Hai lối hát dân ca này thường được hát xen kẽ cùng nhau. Nên có tên ghép là Dân ca Ví, Giặm.
UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại
UNESCO nhận thấy dân ca Ví, Giặm – loại hình hát không nhạc đệm của nông dân vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam. Đã thể hiện bản sắc văn hóa độc đáo của làng quê nông thôn Việt Nam. Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh thoả mãn tiêu chí là hiện tượng văn hoá có truyền thống lâu đời, độc đáo. Và có tính đại diện, có cội rễ trong lòng cộng đồng.

900 đại biểu từ 129 quốc gia trong bốn ngày họp đã nhất trí thông qua 32. Trong tổng số 46 hồ sơ được đề cử lần này. UNESCO bình chọn các Di sản theo phương pháp đồng thuận tuyệt đối. Tức là phải được sự nhất trí của tất cả 24 quốc gia trong hội đồng.
Điểm khác biệt giữa hát Ví và hát Dặm
Giữa hát Ví và hát Giặm có những điểm khác biệt. Hát Ví có âm điệu tự do, phụ thuộc vào lời ca ở thể thơ lục bát; song thất lục bát, lục bát biến thể, và phụ thuộc vào bối cảnh, tâm tính của người hát, âm vực không quá một quãng 8. Trong các cuộc hát, Ví phường vải là có quy cách và thủ tục hát chặt chẽ hơn cả. Thường theo ba chặng: chặng một có hát dạo, hát chào/hát mừng và hát hỏi. Chặng hai là hát đố hoặc hát đối – yêu cầu đối tượng phải giải và đối. Chặng ba gồm hát mời, hát xe kết và hát tiễn.
Hát Giặm là thể hát nói có nhịp điệu, tiết tấu rõ ràng, có phách mạnh, phách nhẹ, thường là nhịp 3/4 và 6/8. Một bài Giặm thường dựa theo thể thơ ngụ ngôn hay vè (thơ 5 chữ) có nhiều khổ. Loại phổ biến là mỗi khổ có 5 câu, câu 5 điệp lại câu 4 nên được gọi là Giặm. Có nhiều loại Giặm như: Giặm kể, Giặm nói; Giặm vè, Giặm nam nữ, Giặm cửa quyền, Giặm ru, Giặm xẩm,…Hát Giặm nam nữ có phường, có cuộc, có thể 2 – 3 người. 5 – 7 người hoặc có khi nhiều hơn. Quy trình hát Giặm về cơ bản cũng có ba chặng như hát Ví. Song các bước thì không chặt chẽ, đầy đủ bằng.
Xem thêm những bài viết khác tại chuyên mục Văn hóa Việt Nam.