Quá trình hình thành và nét đặc trưng của Nhã nhạc cung đình Huế

Quá trình hình thành và nét đặc trưng của Nhã nhạc cung đình Huế

Mang ý nghĩa ”âm nhạc tao nhã”, Nhã nhạc nhằm đề cập đến âm nhạc cung đình Việt Nam được trình diễn tại các lễ thường niên, bao gồm những lễ kỷ niệm và những ngày lễ tôn giáo cũng như những sự kiện đặc biệt như: lễ đăng quang, lễ tang hay những dịp đón tiếp chính thức. Trong các thể loại âm nhạc phong phú đã từng được phát triển tại Việt Nam, chỉ có Nhã Nhạc mang tầm quốc gia. Ngày 7-11-2003, Tổng Giám đốc UNESCO, ông Kiochiro Matsuura đã chính thức công bố trong buổi lễ được tổ chức tại Paris, UNESCO đã ghi tên đến 28 kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại lần thứ 2 , trong đó có Nhã nhạc Huế.

Lịch sử hình thành của Nhã nhạc cung đình Huế

Theo sử sách ghi lại, Nhã nhạc cung đình Huế có quá trình hình thành và phát triển theo từng giai đoạn qua các triều đại Lý – Trần. Các thế hệ kế thừa tiếp tục gìn giữ, bổ sung sáng tạo. Và phát triển loại hình nghệ thuật này ngày càng phong phú, tinh tế đạt đỉnh cao vào triều đại Nhà Nguyễn.

  • Dưới thời Lý: Nhã Nhạc Cung Đình có từ thời Lý (giai đoạn 1010 – 1225). Và bắt đầu hoạt động có quy củ về sau. Ở thời này, Nhã Nhạc có lời hát tao nhã, điệu thức cao sang là biểu tượng cho sự trường tồn. Hưng thịnh và quyền lực của quân chủ phong kiến.
  • Dưới thời Lê: Nhã Nhạc Cung Đình vào thời Lê (giai đoạn 1427 – 1788) được dành riêng cho giới quý tộc, bác học. Thể loại nhạc có kết cấu phức tạp, chặt chẽ với quy mô tổ chức rõ ràng, chi tiết.
Lịch sử hình thành của Nhã nhạc cung đình Huế  
Trình diễn Nhã nhạc cung đình Huế

Từ triều Lê, Nhã Nhạc được phân định ra nhiều thể loại riêng biệt như: Giao nhạc, Đại triều nhạc, Miếu nhạc; Đại yến nhạc, Thường triều nhạc, Cửu nhật nguyệt lai trùng nhạc…

Nguồn gốc của âm nhạc cung đình Việt Nam

Mặc dầu, nguồn gốc của Nhã Nhạc có từ thế kỷ thức 13. Nhưng nó chỉ đạt đến độ mức điêu luyện tại cung đình Huế dưới triều Nguyễn (1802 – 1945). Các vị vua đã dành sự ưu đãi khi ban cho Nhã nhạc một địa vị đặc biệt là âm nhạc chính thức của cung đình. Bằng cách đó đã chính thức hóa nó; như là biểu tượng về quyền uy và sự trường thọ của triều đại mình. Nhã nhạc đã trở thành một phần thiết yếu của quá trình nghi lễ. Và mỗi năm nó được trình diễn trong toàn bộ thời gian của gần 100 buổi lễ khác nhau. Phong phú về nội dung tinh thần, Nhã Nhạc đã được xem như là một phương tiện liên lạc. Và bày tỏ tôn kính đến các vị thần linh và bậc đế vương. 

Nguồn gốc của âm nhạc cung đình Việt Nam
Âm nhạc cung đình Việt Nam

Trong ý nghĩa bao quát nhất của nó, thuật ngữ Nhã Nhạc không chỉ chứa đựng hệ thống âm nhạc cung đình. Dựa trên thang ngũ âm, mà còn bao hàm cả sự trình diễn thực tế; nó được đặc trưng bởi sự đa dạng của các loại nhạc cụ. Và chỉ được biểu diễn vào những dịp nào đó. Với các ca công và vũ công riêng. Trống đóng vai trò chủ đạo trong các dàn nhạc cung đình vốn bao gồm một số lượng lớn các nhạc công. Và mỗi người trong số họ yêu cầu phải có sự tập trung cao. Để theo được mạch tất cả giai đoạn lễ nghi kéo dài.  

Quá trình phát triển của kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể nhã nhạc cung đình Huế

Ngoài ra nó còn phục vụ như là một phương tiện cho việc truyền đạt những ý tưởng mang tính triết lý. Và những khía cạnh về vũ trụ của người Việt Nam.

Những biến cố xảy ra ở Việt Nam trong thế kỷ 20. Đặc biệt là sự sụp đổ của nền quân chủ và những thập kỷ chiến tranh liên miên. Đã đe dọa nghiêm trọng sự sống còn của Nhã Nhạc. Bị mất đi ngữ cảnh cung đình, truyền thống âm nhạc này đã mất đi một phần chức năng xã hội nguyên thủy của nó. Với sự quan tâm và hỗ trợ của chính phủ và cộng đồng địa phương; một vài nhạc công xưa của cung đình còn sống đang cố gắng làm sống lại truyền thống này. Và truyền đạt những kỹ năng của họ cho thế hệ trẻ. Một số hình thức Nhã Nhạc nào đó còn sót lại trong các tế lễ. Và lễ hội dân gian vẫn là một nguồn cảm hứng cho âm nhạc Việt Nam đương đại.

Đây là di sản phi vật thể đầu tiên của Việt Nam được công nhận vào danh mục này. Ghi nhận thành quả của một hành trình 10 năm phấn đấu, chuẩn bị không mệt mỏi của chính quyền Trung ương; địa phương và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế.

Trang rfhhost.com xin chia sẻ đến bạn đọc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *