Theo số liệu thống kê từ các viện nghiên cứu, gần ¾ người trong độ tuổi 70 trở lên đều mắc bệnh tăng huyết áp. Tăng hay cao huyết áp nếu như không phát hiện kịp thời và điều trị có thể để lại những biến chứng nguy hiểm cho người mắc bệnh. Huyết áp thường sẽ có dấu hiệu tăng theo độ tuổi, đặc biệt khi bước qua tuổi trung niên trên 40 tuổi. Viện tim, phổi và máu quốc gia cho biết, một người huyết áp khỏe mạnh ở độ tuổi 50 thì có đến 90% nguy cơ phát triển bệnh tăng huyết áp trong khoảng thời gian còn lại.
Tăng huyết áp là nguyên nhân chính gây nên tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, thận… Có thể dẫn đến tử vong hay liệt, tàn phế suốt đời, ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Theo Bộ Y tế, ở Việt Nam hiện có 12 triệu người mắc bệnh lý này, tức cứ 5 người trưởng thành thì có 1 người mắc, trong đó gần 60% vẫn chưa phát hiện; và khoảng trên 80% chưa điều trị. Tăng huyết áp có nguyên nhân từ nguy cơ như chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thiếu các hoạt động luyện tập. Những thói quen xấu như hút thuốc và lạm dụng rượu bia. Để phòng ngừa bệnh lý tăng huyết áp cần thực hiện các biện pháp này, hãy cùng theo dõi bài viết của rfhhost.com nhé.
Kiểm soát cân nặng để phòng ngừa bệnh tăng huyết áp
Tăng cân trong thời gian dài là yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng tăng huyết áp. Nguy cơ này tăng dần ở phụ nữ cao tuổi, sau mãn kinh. Những người béo phì, bụng to cũng có nhiều khả năng bị. Vì vậy, cần duy trì cân nặng ở mức hợp lý.
- Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý
- Hãy kiểm soát tốt cân nặng để phòng bệnh tăng huyết áp
- Nên ăn: cá, hải sản, rau xanh, trái cây, đậu xanh quả, các loại đậu hạt, măng; các loại ngũ cốc thô như: gạo lứt, các loại đậu… Vì chất xơ có trong rau quả có tác dụng chuyển hóa các chất béo và làm hạ huyết áp.
- Ăn nhạt: Càng ăn ít muối, càng tốt cho người bệnh huyết áp cao. Nhu cầu muối ăn trung bình của một người khoảng 15gam/ngày, trong đó có tới 10g sẵn có trong thực phẩm tự nhiên; vì vậy chỉ nên bổ sung thêm một thìa cà phê muối ăn/ngày là đủ.
- Tăng cường hoạt động thể lực: Tích cực vận động thể lực ít nhất 30 phút mỗi ngày.
Bỏ thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày để phòng ngừa bệnh
Không hút thuốc, hạn chế bia, rượu là biện pháp hữu hiệu nhất; để phòng bệnh lý huyết áp và các bệnh tim mạch. Không thức khuya, làm việc quá căng thẳng, ngủ ít nhất 7 giờ/ngày và đúng giờ. Nên tự tạo cho bản thân một cuộc sống hài hòa vui vẻ.
Bảo đảm ngủ đủ giấc, giữ được tâm hồn thanh thản, tránh stress, căng thẳng thần kinh. Các hoạt động thể lực có thể giúp bạn điều đó. Đối với những người đã mắc bệnh huyết áp cao; cần điều trị liên tục ngay cả khi cảm thấy khỏe; kiểm tra huyết áp định kỳ (có thể sử dụng máy đo huyết áp tại nhà), có sự theo dõi sát sao của thầy thuốc.
Điều chỉnh lối sống để phòng và điều trị bệnh tăng huyết áp là việc hoàn toàn có thể thực hiện ở gia đình; là phương pháp không tốn kém, qua đó giảm được bệnh tật; tử vong và các nguy cơ cho người mới bị tăng huyết áp; là cơ hội tốt để ngăn chặn bệnh cao huyết áp và các biến chứng của nó.
Mọi người hãy chủ động kiểm tra huyết áp của mình. Đối với những mắc huyết áp nên mua máy đo huyết áp sử dụng tại nhà, ít nhất mỗi ngày 1 lần và ghi vào sổ theo dõi huyết áp; để giúp cán bộ y tế cùng theo dõi sức khỏe và đánh giá kết quả điều trị. Hãy nhớ số đo huyết áp như số tuổi của mình để phòng chống bệnh tăng huyết áp.