Những lưu ý về dinh dưỡng cần biết trước khi cho trẻ nhỏ ăn dặm

Cho bé ăn dặm đừng quên những điều quan trọng này mẹ nhé

Ăn dặm là 1 trong những dấu mốc cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Nhiều bậc phụ huynh thường bỏ qua những khuyến cáo mà các nhà khoa học đưa ra và cho con ăn dặm theo ý của mình hoặc những lời khuyên vô căn cứ. Chính vì thế, hãy tham khảo ngay những lưu ý dưới đây của chúng tôi trước khi cho bé ăn dặm để đảm bảo con yêu của mình luôn nhận được đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Trong quá trình ăn dặm của trẻ, nếu thiếu chất dinh dưỡng có thể làm bé gầy yếu, suy dinh dưỡng, không đủ sức đề kháng để chống lại các loại bệnh.

Tìm hiểu về quá trình ăn dặm của trẻ nhỏ

Đến độ tuổi ăn dặm của trẻ, các mẹ cần lưu ý một vài điều dưới đây nhằm giúp chuẩn bị đồ ăn giản tiện nhất. Khi trẻ bắt đầu độ tuổi ăn dặm (từ 4-6 tháng tuổi), các mẹ bỉm sữa cần chuẩn bị những bữa ăn nhỏ trong khẩu phần ăn của trẻ. Việc đảm bảo cho con có đầy đủ chất dinh dưỡng cũng nhờ một phần quan trọng trong cách chuẩn bị, chế biến đồ ăn dành cho trẻ ở độ tuổi ăn dặm.

Ăn dặm là một trong những cột mốc quan trọng nhất trong quá trình phát triển của bé
Ăn dặm là một trong những cột mốc quan trọng nhất trong quá trình phát triển của bé

Trước khi thực hiện chế độ ăn dặm dành cho trẻ, các bà mẹ cần tìm hiểu và bổ sung thêm kiến thức về việc cho trẻ ăn dặm đúng cách. Nhiều chuyên gia dinh dưỡng cho hay, việc trẻ ăn dặm không đơn thuần là một bữa ăn mà còn thúc đẩy sự phát triển toàn diện về mặt sức khỏ. Từ lúc ăn dặm, cơ thể của trẻ bắt đầu có những hấp thụ đa dạng hơn về dinh dưỡng. Chính vì lẽ đó, các mẹ bỉm sữa nên chuẩn bị thật kỹ trong cách chế biến lẫn kiến thức chuẩn bị đồ ăn dặm.

Lựa chọn thực phẩm

Lựa chọn thực phẩm đúng cách cho trẻ ăn dặm cũng là một vấn đề quan trọng. Nên chia nhiều bữa trong ngày để có thể phân bổ thực phẩm hợp lý; giúp trẻ hấp thụ tối đa nhất có thế chất dinh dưỡng đa dạng. Hãy để trẻ làm quen với thức ăn dần dần, đừng cố gắng ép trẻ ăn quá nhiều. Mỗi lần một chút sẽ giúp các bé có thể thích nghi; và dần làm quen cách hấp thụ thực phẩm khác ngoài sữa mẹ.

Hãy tìm hiểu và học cách cho bé ăn thực phẩm rắn và tăng cường xúc giác cho trẻ
Hãy tìm hiểu và học cách cho bé ăn thực phẩm rắn và tăng cường xúc giác cho trẻ

Bạn không cần phải quá cứng nhắc trong việc chọn thực phẩm rắn cho bé. Bạn có thể bắt đầu bằng ngũ cốc cho bé ăn dặm đã được tăng cường chất sắt dành riêng cho trẻ sơ sinh. Bạn có thể trộn chúng với sữa bột hoặc sữa mẹ cho đến khi bé quen dần với loại thức ăn mới này.

3 giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ

Với giai đoạn mới đầu, các loại thức ăn cần được ninh kỹ; và lọc qua rây nhằm có độ mềm mịn. Các bà mẹ có thể cho bé ăn món bột xay nhuyễn với thịt lợn, gà; bò… với khối lượng khoảng 150-200 ml/ lần sau đó tăng dần 300-400ml/ lần trong khẩu phần ăn. Bên cạnh đó, vẫn cho trẻ bú sữa mẹ trong việc hấp thụ nguồn dinh dưỡng chủ yếu.

Đến giai đoạn hai (khi trẻ bước vào tháng tuổi thứ 7 – 9), có thể bắt đầu nấu; và cho trẻ ăn 1 bữa cháo và 2 bữa bột/ ngày. Lưu ý khi nấu cháo cho trẻ; các mẹ cần nấu vừa phải rồi dùng đũa hoặc thìa đánh nhuyễn cháo. Từ 7 tháng trở đi; có thể bắt đầu cho bé thử ăn thêm cua, cá nhằm bổ sung chất dinh dưỡng. Nếu trong giai đoạn này, trẻ mọc răng dẫn đến biếng ăn nên cho trẻ uống nhiều sữa; để bổ sung dinh dưỡng bù lại, không nên ép trẻ ăn dặm.

Giai đoạn ba (từ 9-12 tháng tuổi), các mẹ có thể cho trẻ ngồi ăn cùng gia đình. Bên cạnh đó, khẩu phần ăn của trẻ sẽ được nâng lên từ bột thành cháo hạt với các thức ăn bên trong được xay nhuyễn. Sau tháng 12, trẻ đã có thể ăn được thức ăn như người lớn. Vì vậy các mẹ có thể chủ động chuẩn bị phần cơm nhỏ cho trẻ. Bắt đầu từ việc băm nhỏ cho đến ninh nhừ thức ăn để trẻ tập kỹ năng nhai và nuốt.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *