Nguy cơ xảy ra nhồi máu cơ tim ở người trẻ tuổi ngày càng lớn

Nguy cơ xảy ra nhồi máu cơ tim ở người trẻ tuổi ngày càng lớn

Trước đây nhồi máu cơ tim thường gặp phải ở người trên 60, gần đây nhiều trường hợp phải cấp cứu ở độ tuổi trẻ, dưới 45 tuổi. Tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, vào năm 2018 có 42 người dưới 45 tuổi đã bị nhồi máu cơ tim. Năm 2019, con số này tăng lên 59 và ở trong năm 2020 đến 66 trường hợp nhồi máu cơ tim ở người trẻ được ghi nhận.

Thạc sĩ, bác sĩ Vũ Hoàng Vũ, là Trưởng khoa Can thiệp tim mạch Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM đã cho biết trong số người bệnh trẻ tuổi, và người trẻ nhất mới 27. Nhồi máu cơ tim là 1 cấp cứu khẩn ở trong y khoa.

Tình trạng tắc nghẽn đột ngột động mạch nuôi tim còn được gọi là động mạch vành gây thiếu máu nuôi tim, gây tổn thương tế bào cơ tim dẫn đến suy tim, và rối loạn nhịp tim, đột tử… Đây là bệnh lý rất nguy hiểm, nếu như không cấp cứu kịp thời, nguy cơ tử vong lên tới 50%.

Nhồi máu cơ tim là gì?

Nhồi máu cơ tim là cái chết của một vùng cơ tim gây ra bởi sự tắc nghẽn hoàn toàn của mạch vành – nguồn cung cấp máu cho tim. Nguyên nhân là do động mạch vành bị xơ vữa hoặc cục máu đông làm chít hẹp dòng chảy.

Nhồi máu cơ tim là gì?
Nhồi máu cơ tim là gì?

Khi bị ngưng tưới máu, đồng nghĩa với các tế bào cơ tim sẽ dần chết đi do bị ‘bỏ đói” oxy. Dẫn tới sự tổn thương vĩnh viễn không thể hồi phục. Chỉ trong một thời gian ngắn. Cơn nhồi máu cơ tim có thể đến “gõ cửa” bạn bất cứ lúc nào. Theo đúng thuật ngữ của Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ. Nhồi máu chính là quá trình một vùng mô cơ tim hoại tử do mất nguồn cung cấp máu.

Điều gì đã gây ra cơn nhồi máu cơ tim?

Bệnh xơ vữa mạch vành chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra nhồi máu cơ tim. Ban đầu, nó chỉ là sự lắng đọng cholesterol và các “chất thải” của cơ thể tạo nên các mảng bám.

Theo bác sĩ Vũ, lối sống sinh hoạt thiếu lành mạnh, áp lực công việc. Chủ quan trong việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ là nguyên nhân làm gia tăng tình trạng nhồi máu cơ tim ở người trẻ.

Biểu hiện nhồi máu cơ tim

Biểu hiện nhồi máu cơ tim ở người trẻ và người lớn tuổi tương đối giống nhau. Nhưng khác nhau ở nguyên nhân gây bệnh. Ở người trẻ, xơ vữa động mạch gây nhồi máu cơ tim đa phần do chế độ sinh hoạt không lành mạnh; thừa cân, béo phì, hút thuốc lá nhiều năm.

“Cơ tim ở người trẻ tuổi chưa từng trải qua sự thiếu máu dần dần như người lớn tuổi. Nên thường không kịp thích nghi và bị hoại tử nhanh chóng”, bác sĩ Vũ nói.

Đối với người lớn tuổi, xơ vữa động mạch diễn ra từ từ trong nhiều năm liền. Làm cho cơ tim của họ có sự thích nghi nhất định với tình trạng thiếu máu. Họ thường nhận biết các nguy cơ đối với sức khỏe nên ít chủ quan hơn.

Ngược lại, người trẻ thường chủ quan không nghĩ mình có thể mắc phải căn bệnh này nên chủ quan. Không nhận biết được các triệu chứng của nhồi máu cơ tim. Bỏ lỡ “thời gian vàng” trong điều trị, tăng nguy cơ gây ra biến chứng nghiêm trọng. Nếu không được cấp cứu kịp thời dễ nguy hiểm đến tính mạng.

Triệu chứng điển hình

Triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim là đau nặng ngực; đau giữa ngực, sau xương ức hoặc hơi lệch trái; cảm giác nặng, bóp nghẹt, siết chặt, đè. Có khi lan ra tay trái, lên cằm xuống bụng vùng trên rốn. Thời gian đau ngực thường trong khoảng 20-30 phút hoặc dài hơn.

Người bệnh có thể kèm vã mồ hôi, khó thở và bất tỉnh. Cũng có người không đau ngực mà đau bụng vùng trên rốn, đau sau lưng. Các dấu hiệu và triệu chứng của nhồi máu cơ tim có thể thay đổi tùy theo tuổi; giới tính, vùng mạch máu bị tổn thương và những bệnh lý khác đi kèm.

Triệu chứng điển hình
Triệu chứng điển hình

Người bị nhồi máu cơ tim cần được tái lưu thông mạch máu nuôi tim càng sớm càng tốt nhằm hạn chế tế bào cơ tim bị tổn thương và hoại tử. Kỹ thuật tiên tiến đang được áp dụng hiện nay là đặt stent động mạch vành.

Phương pháp này can thiệp mạch để tái tưới máu cho vùng cơ tim bị tổn thương. Thời gian gian vàng là 48 giờ đầu tiên, nhất là 12 giờ đầu. Chính vì vậy, ngay có dấu hiệu nêu trên, người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế có chuyên khoa tim mạch để được chẩn đoán và can thiệp kịp thời.

Khuyến cáo của bác sĩ

Bác sĩ Hoàng Vũ cho biết tỷ lệ tái phát nhồi máu cơ tim trong khoảng 10-14%, đặc biệt ở người có nhiều yếu tố nguy cơ, người lớn tuổi có nhiều bệnh lý đi kèm và người đã bị nhồi máu cơ tim nhưng bỏ thuốc, không tuân thủ điều trị.

Do đó để phòng ngừa tái phát nhồi máu cơ tim, người bệnh nên tuân thủ việc sử dụng thuốc và chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập luyện theo chỉ định của bác sĩ. Mặt khác, người chưa bị nhồi máu cơ tim nhưng có yếu tố nguy cơ nên chủ động tầm soát, thăm khám chuyên khoa tim mạch để được chẩn đoán, phòng ngừa biến chứng có thể xảy ra.

Đọc thêm các thông tin mới nhất tại đây.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *