Món ăn giúp người cao tuổi phục hồi sau khi mắc Covid

Món ăn giúp người cao tuổi phục hồi sau khi mắc Covid

Đại dịch Covid 19 bùng phát từ cuối năm 2019 và đang là vấn nạn trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, từ cuối tháng 4, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía nam bùng phát dịch bệnh và lấy mất tính mạng của hàng chục ngàn người. Người cao tuổi là nhóm đối tượng có nguy cơ tử vong cao nhất khi mắc bệnh Covid vì sức đề kháng yếu và có nhiều bệnh nền nguy hiểm. Những ai may mắn vượt qua được cơn thập tử thì sức khỏe bị suy giảm khá nhiều. Vấn đề chăm sóc cho người lớn tuổi sau mắc Covid vì thế cực kỳ quan trọng. Chế độ dinh dưỡng với những món ăn tốt cho người lớn tuổi được coi là chìa khóa then chốt giúp người bệnh phục hồi nhanh.

Khổ qua (mướp đắng) – món ăn mát lành

Người cao tuổi mắc COVID-19 sau khi khỏi. Nhưng còn nhiều di chứng như mệt mỏi ho khan, ăn ngủ kém (tâm huyết hư). Đặt biệt với NCT bị đái tháo đường lâu ngày. Gầy sút mệt mỏi, miệng khô khát (chứng tiêu khát). Sau đây là một số món ăn giải nhiệt tà. Dưỡng âm sinh tân dịch tốt cho người NCT bị COVID-19. Người bệnh sẽ có biểu hiện gầy sút mệt mỏi. Miệng khô khát, đái tháo đường lâu ngày. Thực phẩm nên chọn món ăn bổ mát dưỡng âm sinh tân dịch.

Khổ qua (mướp đắng) – món ăn mát lành
Khổ qua vị đắng tính hàn không độc. Trừ tạng nhiệt, sáng mắt, mát tim

Theo sách Tuệ Tĩnh: “Khổ qua vị đắng tính hàn không độc. Trừ tạng nhiệt, sáng mắt, mát tim, bổ lao tổn, hạt uống thì ích khí mạnh dương”. Khổ qua bổ mát, chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Phòng trị chứng âm hư hỏa vượng đau đầu chóng mặt tăng huyết áp. Nội nhiệt tâm phiền nhiệt khó ngủ. Ngoài ra còn trị chứng phế âm ho khan lâu ngày. Nhiệt tà còn lưu lại, da khô nổi mụn, phát ban… Cách dùng: Khổ qua bỏ ruột rửa sạch. Thịt lợn băm, nấm mèo, đậu phụ, gia vị trộn đều nhồi vào ruột quả. Nấu canh, luộc hoặc xào ăn, tuần vài lần.

Đậu nành và rau ngót

Theo Đông y, đậu nành có vị ngọt tính bình. Tác dụng tư âm, bổ huyết, thanh nhiệt, hóa đàm. Trị âm hư hỏa vượng, gây hoa mắt chóng mặt, miệng khô khát… Đậu nành còn chứa nhiều dưỡng chất và vi lượng. Tác dụng làm chậm quá trình lão hoá. Tăng khả năng miễn dịch và ngừa ung thư. Trị đái tháo đường, tim mạch, huyết áp cao, loãng xương. Người cao tuổi dùng đậu nành, âm huyết được tư dưỡng. Can khí tự nhiên thư thái thì tỳ được tự dưỡng. Như vậy can tàng huyết, tỳ sinh huyết, tâm điều huyết mạch. Máu nuôi dưỡng đầy đủ, ăn ngủ tốt, bớt nhức mỏi, tăng cường kháng thể. Cách dùng: Đậu nành làm sữa uống, làm đậu phụ luộc, xào. Hoặc đậu phụ nhồi thịt băm mộc nhĩ, gia vị nấu ăn.

Đậu nành và rau ngót
Canh rau ngót nấu tôm – món ngon bổ dưỡng cho người bệnh

Sau khi khỏi COVID-19 người bệnh còn mệt mỏi, ho khan, ăn ngủ kém, tai ù, tóc rụng… Thực phẩm nên ăn các món ăn bổ mát dưỡng âm giải nhiệt tà. Theo Đông y, rau ngót vị ngọt tính mát. Tác dụng, thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, bổ huyết hoạt huyết, sinh cơ, lợi tiểu. Trị các chứng tiểu buốt gắt, táo bón, miệng khô. Ngoài ra còn trị trẻ em bị ban sởi, ra mồ hôi trộm. Rau ngót rất giàu chất đạm, vitamin nhóm A, B, C. Tác dụng thanh phế nhiệt, giảm ho khan, giảm nhiệt đàm huyết ứ. Rau ngót còn giải nhiệt tà, trị ngoài da nổi mụn. Phát ban nóng bứt rứt, giúp ăn ngủ tốt, sức khỏe nhanh phục hồi. Cách dùng: Rau ngót nấu canh với cá rô, cá quả hoặc thịt lợn băm ăn đều tốt.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *