Đối với người Inca cổ đại, thần mặt trời là vị thần thiêng liêng và có ảnh hưởng lớn đối với đời sống tâm linh của họ. Người Inca có nhiều truyền thống văn hóa đã mất tích theo dòng lịch sử nhưng với lễ hội thần mặt trời Inti Raymi, hoạt động tổ chức ngày hội thờ thần này vẫn tiếp tục kéo dài tới nay và biểu hiện rõ nét văn hóa của người Inca thời trước cũng như người Peru hiện tại. Ngày nay, lễ hội này được tổ chức đều đặn hằng năm với quy mô lớn và trở thành một ngày hội văn hóa thu hút du khách thập phương đến Peru.
Lễ hội thần mặt trời Inti Raymi
Tại lễ hội, người ta cầu nguyện cho mùa màng bội thu, cầu nguyện cho sự ấm no, sung túc. Từ trước cả tuần lễ, khắp các đường phố Cuzco (kinh đô của người Inca xưa) chỗ nào cũng nhộn nhịp, đông vui như hội.
Xuất hiện từ thế kỷ 16, khi Inca còn là một trong những đế chế hùng mạnh nhất Nam Mỹ. Inti Raymi là lễ hội tôn vinh thần Mặt trời. Vị thần tối cao của người Inca. Đây được coi là một lễ hội quan trọng của nền văn hoá Inca cổ đại. Và đã may mắn sống sót qua thời kỳ cai trị của Tây Ban Nha.
Lễ hội Inti Raymi được tổ chức hàng năm vào ngày 24/6 tại thành phố Cuzco. Để tôn vinh thần mặt trời. Vị thần được người Inca coi là đấng sáng tạo ra vạn vật trên trái đất. Cũng như quyết định vận mệnh của con người và vũ trụ. Nhằm cầu xin thần ban phát mùa màng bội thu, cánh đồng tươi tốt.
Lễ hội Inti Raymi cuối cùng với sự hiện diện của Hoàng đế Inca. Được thực hiện vào năm 1535. Năm 1572, khi người Tây Ban Nha đến xâm chiếm Peru. Họ coi đó là một buổi lễ ngoại giáo trái ngược với đức tin Công giáo. Và do đó Inti Raymi bị cấm hoàn toàn. Lễ hội thần Mặt trời chỉ được khôi phục lại vào năm 1944. Khi một buổi biểu diễn mô phỏng lại lễ hội được thực hiện. Kể từ đó, lễ hội thu hút hàng nghìn người tới Cusco tham dự mỗi năm. Cứ vào ngày 24 tháng 6. Quảng trường chính Qorikancha và Sacsayhuaman sẽ đông chật cứng người. Tới kỷ niệm một sự kiện vô cùng quan trọng của nền văn hoá Inca.
Hoạt động trong lễ hội
Lễ hội thường kéo dài một tuần. Vào ban ngày, người ta tổ chức trưng bày, triển lãm. Cùng các hoạt động nhảy múa, ca hát trên đường phố. Đến tối, nhiều chương trình nhạc sống được biểu diễn miễn phí ở quảng trường Plaza de Armas. Để phục vụ người dân địa phương.
Đặc biệt, một năm trước khi tổ chức. Người ta đã phải chọn ra hàng trăm diễn viên. Để đóng vai các nhân vật lịch sử biểu diễn trong lễ hội. Các nghi lễ truyền thống đặc trưng. Như tế thần bằng lạc đà không bướu màu trắng, đốt rơm nhảy xung quanh đống lửa… Đều sẽ được thực hiện một cách long trọng.
Trung tâm của lễ hội là các sự kiện kỷ niệm diễn ra cả ngày 24.6. Đây được coi là linh hồn của Inti Raymi. Trong ngày này, các nghi lễ được bắt đầu bằng lời cầu khấn của Sapa Inca. Kêu gọi thần mặt trời ban phước. Sau đó, Sapa Inca ngồi trên ngai vàng. Và được đám rước công kênh tới pháo đài cổ Sacsayhuamán.
Mong muốn sự phì nhiêu và bội thu
Phố phường sẽ được quét thật sạch để xua đuổi tà ma. Và trang hoàng rực rỡ bởi những bông hoa, Sapa Inca sẽ đi qua đây trong tiếng nhạc, tiếng cầu nguyện và những điệu nhảy. Sapa Inca sẽ trèo lên án thờ linh thiêng ở Sacsayhuamán. Để tất cả đám đông lớn chờ đợi có thể trông thấy mình. Một khi tất cả các thầy cúng đã yên vị trên đại quảng trường nơi pháo đài, Sapa Inca, các tu sỹ và những đại diện của Suyos sẽ đọc các bài tế của mình.
Nghi thức này được thực hiện nhằm đảm bảo sự phì nhiêu của đất đai kết hợp với ánh sáng và cái ấm áp của mặt trời để cho ra vụ mùa bội thu. Các thầy cúng có địa vị cao nhất sẽ thực hiện nghi thức giơ cao quả tim đẫm máu của con lạc đà không bướu màu trắng hiến tế nhân danh nữ thần Pachamama (hay còn gọi là Mẹ đất). Còn những thầy cúng khác sẽ đọc các vết máu để xem tương lai cho người Inca. Tuy nhiên ngày nay, súc vật không còn bị giết và nghi thức hiến tế chỉ còn là sự mô phỏng.
Xem thêm thông tin tại rfhhost.com.