Gợi ý chế độ dinh dưỡng giúp trẻ bị suy dinh dưỡng tăng cân sau 3 tháng

Nhìn con ốm yếu, còi cọc khiến bố mẹ vô cùng lo lắng, đau đầu vì không biết làm cách nào để bé có thể nhanh chóng tăng cân và khỏe mạnh như bạn bè đồng trang lứa. Đặc biệt việc thiếu chất, suy dinh dưỡng trong những năm đầu đời rất có thể sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới thể chất và trí tuệ của trẻ sau này. Hiểu được nổi lo lắng đó bài viết dưới đây của website rfhhost.com sẽ giúp các bậc phụ huynh không còn băn khoăn về chế độ dinh của trẻ khi con bị suy dinh dưỡng nữa nhé. Với chế độ dinh dưỡng đặc biệt này, bé sẽ tăng cân sau 3 tháng.

Chế độ ăn đặc biệt cho trẻ suy dinh dưỡng tăng cân nhanh chóng

Trẻ em suy dinh dưỡng nếu không được bố mẹ phát hiện sớm và can thiệp kiệp thời có thể dẫn đến suy dinh dưỡng nặng và gây ra các hệ lụy nặng nề cho sự phát triển sau này như: Thấp, bé, nhỏ con, chậm phát triển trí não, sức đề kháng yếu, dễ mắc bệnh viêm nhiễm, thậm chị tử vong.

Cần có 1 chế độ ăn đặc biệt mới giúp các bé tăng cân nhanh chóng
Cần có 1 chế độ ăn đặc biệt mới giúp các bé tăng cân nhanh chóng

Tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi tác động nghiêm trọng đến sự phát triển hoàn thiện về thể chất và trí tuệ và tương lai của trẻ. Để khắc phục tình trạng này, cần có một chế độ ăn giàu dinh dưỡng và chăm sóc đặc biệt. Đối với trẻ bị suy dinh dưỡng nhẹ có thể tự điều trị bằng cách thay đổi chế độ ăn hợp lý, khoa học. Bên cạnh đó cần lưu ý tăng dầu mỡ vì dầu mỡ cung cấp năng lượng gấp đôi chất bột và chất đạm. Mỗi bát bột, cháo hoặc cơm của trẻ cần có từ một đến hai muỗng canh dầu hoặc mỡ (5-10g).

Chia nhỏ các bữa ăn giúp trẻ dễ hấp thu

Mỗi ngày cho trẻ ăn 5-6 bữa thay vì chỉ ăn 3 bữa chính. Nên cho trẻ ăn thêm bữa tối trước khi ngủ. Nên ăn thêm bữa phụ, ví dụ như sau khi ăn bữa chính nếu trẻ ăn ít hơn nửa bát thì cho uống thêm nửa cốc sữa, nửa cốc sữa chua, nửa quả chuối… để cung cấp thêm chất dinh dưỡng và đỡ chán ăn.

Nên cho trẻ ăn thêm mỗi thứ một nửa so với bình thường để bé ăn vừa sức. Không nên ép ăn hết khi trẻ đã chán vì làm thế, trẻ sẽ nôn trớ, dẫn đến sợ ăn và biếng ăn về sau. Ngoài ra, cần lưu ý nếu đặc hơn. Thực phẩm nấu loãng chủ yếu phần nước, nếu như vậy thì năng lượng sẽ thấp. Do đó, có thể nấu đặc hơn để tăng năng lượng.

Cần đưa trẻ đi khám định kỳ để biết tình trạng thể chất và sức khỏe của bé
Cần đưa trẻ đi khám định kỳ để biết tình trạng thể chất và sức khỏe của bé

Chế biến thức ăn cho trẻ đủ chất tức là đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng gồm bột đường; đạm, béo, rau củ trái cây trong mỗi bữa. Chú ý cho bé ăn cả cái chứ không chỉ hầm lấy nước, khi chế biến phải băm nhỏ; nấu mềm và nêm phù hợp với khẩu vị của trẻ. Các bé thường ăn nhạt và không thích có nhiều mùi gia vị, những thực phẩm thích hợp với trẻ nhỏ là trứng, thịt băm, cá băm, rau. Tất cả nên thái nhỏ.

Giữ gìn vệ sinh ăn uống và môi trường sống

Khi ở trong tình trạng suy dinh dưỡng, sức khỏe của trẻ bị ảnh hưởng do hệ miễn dịch suy giảm khiến trẻ dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, viêm đường hô hấp, ốm vặt mỗi khi thời tiết thay đổi. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần chăm sóc con kỹ hơn. Đảm bảo cho trẻ ăn chín uống sôi, ăn ngay sau khi nấu. Không nên cho bé ăn các món đã để ngoài không khí quá 3 giờ dù có hâm lại. Tập cho trẻ thói quen rửa tay trước và sau khi ăn. Các dụng cụ cần được rửa sạch trước khi chế biến thực phẩm.

Ngoài ra, phải giữ cho trẻ ăn, ngủ, vui chơi nơi thoáng mát, sáng sủa, sạch sẽ. Đồ dùng, đồ chơi của trẻ cần sạch sẽ, khô ráo. Có đủ nước sạch dùng cho sinh hoạt và nấu thức ăn cho trẻ. Để rác thải kín, xa nơi ở, tránh ruồi muỗi đậu. Trẻ bị suy dinh dưỡng cần được thường xuyên kiểm tra cân nặng, chiều cao. Nên đưa bé đi khám định kỳ tại các cơ sở y tế; để theo dõi tiến triển của cơ thể cũng như có những biện pháp điều trị kịp thời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *