Giai đoạn từ khi mới bắt đầu có thai cho tới khi trẻ được 6 tháng tuổi là một giai đoạn vô cùng quan trọng. Chăm sóc kỹ và chế độ dinh dưỡng hợp lý trong giai đoạn này chính là một sự đầu tư cần thiết nhất cho cha mẹ để giúp trẻ khỏe mạnh, thông minh và hạnh phúc. Đây là giai đoạn đầu đời của bé nên các bậc phụ huynh cần hết sức chú ý. Theo khuyến cáo của WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) nên cho trẻ uống hoàn toàn bằng sữa mẹ trong vòng 6 tháng đầu và nên bắt đầu cho ăn dặm khi tròn 6 tháng tuổi. Sau đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về chế độ ăn dinh dưỡng và cách chăm sóc cho trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi ngay dưới đây nhé.
Chế độ dinh dưỡng cho bé từ 0 – 6 tháng tuổi
Ở độ tuổi 0-6 tháng, bé chủ yếu ăn và ngủ, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển thể chất và trí não của trẻ lứa tuổi này. Trẻ sơ sinh vốn rất mong manh và nhạy cảm, dạ dày cũng như hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển hoàn thiện, bé chưa ăn được nhiều, nên các cữ bú của bé cần được chia nhỏ ra trong ngày. Mẹ có thể tham khảo chế độ dinh dưỡng cho bé theo “thời gian biểu” như sau. Tùy cơ địa và khả năng ăn uống của từng trẻ:
- Từ một ngày tuổi đến 2 ngày tuổi: Bé ăn khoảng 30ml-90ml sữa mỗi bữa, 8-12 bữa mỗi ngày.
- Từ 3 ngày tuổi đến 6 ngày tuổi: Bé ăn khoảng 60ml-90ml sữa mỗi bữa, 8-12 bữa mỗi ngày.
- Từ 7 ngày tuổi đến một tháng tuổi: Lượng ăn của bé tăng lên khoảng 90ml-150ml sữa mỗi bữa; 8-12 bữa mỗi ngày.
- Từ một tháng tuổi đến 2 tháng tuổi: Bé duy trì lượng sữa 90ml-150ml mỗi bữa, 6-8 bữa mỗi ngày.
- Từ 3 tháng tuổi đến 6 tháng tuổi: Bé ăn được khoảng 120ml – 210ml sữa mỗi bữa; 5-6 bữa mỗi ngày.

Giấc ngủ cũng rất quan trọng với bé ở lứa tuổi này. Ngủ đủ về thời lượng và tốt về chất lượng sẽ giúp bé tăng trưởng tốt hơn. Bé sẽ vẫn còn bỡ ngỡ với các khái niệm ban ngày, ban đêm nên mẹ cần hướng dẫn bé nhận biết bằng việc cho bé ngủ trong một không gian đủ tối và yên tĩnh, còn khi bé thức hãy chơi cùng bé ở trong gian đủ ánh sáng và có nhiều âm thanh.
Cung cấp hàm lượng DHA và các dưỡng chất thiết yếu khác
Để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho bé qua nguồn sữa mẹ, đặc biệt là hàm lượng DHA cho sự phát triển trí não bé, mẹ nên duy trì việc bổ sung các loại thực phẩm giàu DHA như cá hồi, cá ngừ, dầu cá… và các dưỡng chất thiết yếu khác như choline, canxi, sắt… Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trẻ nên bắt đầu cho ăn dặm (còn gọi là ăn sam) khi tròn 6 tháng tuổi, vì lúc này hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển khá hoàn chỉnh

Điều đó phải đáp ứng với nhu cầu dinh dưỡng cao dành riêng cho phụ nữ mang thai; và cho con bú. Hàm lượng DHA khuyến cáo của FAO/WHO trong giai đoạn thai kỳ và cho con bú là 200mg mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu vì một lý do nào đó, mẹ phải đi làm; mẹ nên có “phương án” phù hợp để đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho bé. Mẹ nên duy trì cữ bú buổi sáng lúc bé thức dậy.
Điều này sẽ giúp bé cảm thấy thích thú về mặt tâm lý và đủ dinh dưỡng hơn. Các cữ bú của bé trong khoảng thời gian vắng mẹ có thể là sữa mẹ vắt ra được bảo quản cận thận, hợp vệ sinh hoặc sữa công thức có chứa DHA đúng theo hàm lượng khuyến nghị của FAO/WHO cho trẻ là 17mg/100kcal và 34mg ARA/100kcal.