Múa rối nước là 1 loại hình văn hóa truyền thống gắn bó lâu đời với người dân Việt Nam, đặc biệt là tại vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Múa rối nước đã ra đời chừng hơn 10 thế kỷ trước tại vùng châu thổ sông Hồng. Loại hình này thường diễn vào dịp lễ, hội làng, ngày vui, ngày Tết, sử dụng con rối diễn trò, diễn kịch trên mặt nước. Trò rối nước cũng được coi là nét văn hóa phi vật thể đặc sắc thuộc dân tộc Việt Nam. Trước khi chính thức trở thành nghệ thuật sân khấu, múa rối nước là một hoạt động nằm trong các phường hội dân gian rải rác khắp các thôn xóm, được “nuôi lớn” bằng nhiệt huyết của người dân.
Múa rối nước là gì?
Đây là một thể loại của loại hình sân khấu Việt Nam. Được sinh ra từ nền văn hóa nông nghiệp lúa nước của nông dân vùng châu thổ sông Hồng, nó mang đậm tính văn hóa phương Đông và Đông Nam Á. Tiến trình phát triển của văn hóa này là một quá trình liên tục, chưa bao giờ đứt đoạn. Đó là thể loại sân khấu vận động theo hình thức dân gian với đầy đủ đặc trưng của văn hóa dân gian trong mùa vụ, hội hè, đình đám ở nông thôn.
hổ sông Hồng, được phát triển đưa vào phục vụ triều đình; hoàn thiện thành thể loại nghệ thuật sân khấu chuyên nghiệp năm 1956 và ổn định đến ngày nay loại hình văn hóa này được ra đời khoảng hơn 10 thế kỷ, trải qua bao thăng trầm, biến đổi. Hiện nay, loại hình nghệ thuật này rất phát triển, có thể sánh ngang với tuồng, chèo. Múa rối không chỉ có ở nước ta mà còn có ở các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Nhưng chỉ có Việt Nam là có loại hình múa rối nước. Như những đặc trưng tiêu biểu của loại hình nghệ thuật này, mà hiện nay nó đã trở thành biểu trưng của người dân Việt Nam, được bạn bè quốc tế biết đến và yêu thích
Quá trình phát triển
Từ xa xưa, người Việt Nam đã chế tạo ra 3 dạng rối: rối đồ chơi, rối diều – rối gió và rối pháo. Múa rối nước ra đời cùng nền văn minh lúa nước nhưng được hình thành và phát triển vào triều đại nhà Lý (1010 – 1225). Theo thời gian, nghệ thuật được truyền từ đời này sang đời khác. Dần dần trở thành một thú chơi tao nhã của người dân Việt Nam trong các dịp lễ hội.
Niềm tự hào của “ Đặc sản văn hóa” Việt Nam Thời nay; các tiết mục múa rối ngày càng được đầu tư công phu hơn. Không đơn thuần là màn biểu diễn thô sơ của những nghệ nhân múa rối. Cùng các con rối của mình nữa, loại hình nghệ thuật này còn là sự kết hợp ăn ý của dàn nhạc chèo. Hệ thống ánh sáng, hiệu ứng khói, tia lửa… Khiến màn biểu diễn rối nước trở nên vô cùng sống động. Phổ biến nhất với nghệ thuật múa rối nước là rối đồ chơi. Các mô hình rối đồ chơi xuất phát đều là những khối gỗ mộc mạc. Sau khi được đẽo, khắc, tô màu dưới bàn tay của người nghệ sĩ, chúng sẽ trở nên có hồn hơn. Trở thành một phần làm nên thành công của buổi diễn.
Nét đặc trưng của múa rối nước
Văn hóa hiện nay đã trở thành “đặc sản văn hóa” Việt Nam. Các vị khách du lịch thường rất hào hứng trước những chương trình biểu diễn văn hóa. Khi đến thăm đất nước chúng ta, đặc biệt là múa rối nước. Họ bị thu hút bởi “dàn giao hưởng dân tộc” gồm những nhạc cụ. Như sáo, bộ gõ, đàn bầu, đàn tam thập lục… Âm nhạc giúp gắn kết các tiết mục với nhau.
Các nghệ nhân múa rối nước dựa theo tiết tấu nhạc mà điều khiển con rối lúc khoan thai. Lúc sôi động.Những nhân vật múa rối được điều khiển khéo léo và tài tình bởi những nghệ nhân “bí ẩn”. Thông qua các câu chuyện được nghệ sĩ rối nước thể hiện; người xem sẽ cảm nhận được sắc thái của hội làng. Gửi gắm vào đó những mơ ước bình dị cho cuộc sống.… đã hoàn toàn chinh phục các vị khách nước ngoài.
Trang rfhhost.com xin chia sẻ đến bạn đọc.