Hát dậm Quyển Sơn, nay thuộc xã Thi Sơn, ở huyện Kim Bảng (Hà Nam) là điệu hát thờ thánh, mang một âm hưởng tín ngưỡng ca ngợi quê hương, dân tộc, khích lệ lao động mùa vụ cùng ca ngợi người anh hùng nơi trận mạc. Hằng năm, hội đền Trúc diễn ra trong vòng 1 tháng. Đền chính thức mở cửa khai hội vào ngày 10/1 (âm lịch), kết thúc lễ hội là vào ngày 10/2 (âm lịch). Trong lễ hội, ngoài phần tế lễ, phần hội đông vui cùng với nhiều trò chơi dân gian độc đáo thì hát dậm cũng là phần quan trọng không thể thiếu, là nét văn hóa đặc sắc chỉ có ở vùng Quyển Sơn.
Nguồn gốc lịch sử
Tích xưa truyền lại, khi danh tướng Lý Thường Kiệt đánh đuổi quân xâm lược nhà Tống ra khỏi bờ cõi đã cho quân dựng trại bên núi Cấm (làng Quyển Sơn, xã Thi Sơn) mở tiệc khao quân. Chính tại nơi đây, ông đã sáng tác làn điệu hát dặm truyền thống. Từ đó, nhân dân trong vùng lập đền thờ Lý Thường Kiệt và phong ông làm Thành hoàng làng. Theo lệ hằng năm, phần lễ hội của làng diễn ra tại đền Trúc vào mồng 10 tháng Giêng đến mồng 10 tháng Hai (âm lịch) tại núi Cấm.
Trải qua hàng trăm năm, hát dặm Quyển Sơn được luyện tập ngay ở sân đền Trúc, dưới chân núi Cấm. Một điều đặc biệt trong hát dặm là chỉ lựa chọn những người con gái chưa chồng. Hoặc góa phụ mới được tham gia. Vậy nên ở làng Quyển Sơn hằng năm đều tuyển chọn các cô gái thanh tân trong làng; độ tuổi 12-20, có giọng hát hay, xinh xắn vào phường dặm.

Phường hát dặm có từ 30 người trở lên. Đứng đầu phường hát là cụ trùm, vừa cao tuổi. Vừa có tài hát, đặc biệt là tài nhớ bài. Khi diễn xướng, cụ trùm mặc áo thụng vàng, vấn khăn vàng. Đi dép cong, các con dặm mặc áo mớ ba nhiễu đỏ trong cùng rồi the xanh, the đen bên ngoài; yếm đỏ, váy lĩnh, khăn đỏ, mũ tiên đính ngọc… Hiện nay, cụ trùm của làng dặm Quyển Sơn chính là cụ bà Trịnh Thị Phẩm, năm này gần 80 tuổi. Tuy tuổi đã cao nhưng cụ trùm vẫn thuộc lòng các làn điệu. Trực tiếp điều khiển con dặm thực hiện chương trình.
Những nét đặc trưng của hát dậm Quyển Sơn
Ngay từ đầu tháng Giêng, khi công việc nhà nông đã vãn; dân làng mở cuộc tuyển chọn chừng vài ba chục cô gái thanh tân tuổi từ 13 – 17 tập trung ở nhà một cụ trùm trò. Để tập múa hát theo đúng bài bản của nghi lễ. Khi mọi công việc hoàn tất, các cụ chọn khoảng 16 – 20 cô múa hát hay nhất. Để đưa vào hát lễ tại đền Trúc là nơi thờ tướng quân Lý Thường Kiệt suốt 10 ngày đêm hội đền.

Hát dậm gồm 38 làn điệu khác nhau. Mỗi điệu một bài, có bài nhiều lời ca. Có bài chỉ có lời ca đơn giản về một sự vật, sự việc cụ thể, đơn giản, lại có bài lời hát lấy từ ca dao cổ. Khi diễn xướng cụ trùm – trong hát dậm cụ trùm phải là cụ bà với quy định cụ không có chồng hoặc chồng đã mất; tính cách ôn hòa, phúc hậu, đức độ – mặc váy áo vàng hoặc đỏ đứng giữa trước bàn thờ thánh. Quân là những cô gái thanh tân đứng xếp theo hai hàng dọc ở hai bên. Các cô gái mặc áo dài nâu 5 vạt hoặc áo dài màu xanh lá mạ, váy lĩnh, yếm đào, thắt lưng màu hoa lý. Đầu chít khăn mỏ quạ duyên dáng.
Dụng cụ khi trình diễn
Hát dậm không có nhạc cụ kèm theo, cụ trùm cầm đôi sênh tre gõ nhịp lúc mau, lúc khoan tùy theo bài hát để điều khiển. Trong các bài hát dậm có bài hát và múa thì dùng quạt giấy màu đỏ hoặc trắng. Làm động tác biểu hiện nội dung và trang trí, lúc không múa. Thì cài quạt vào thắt lưng. Để tránh nhầm lẫn và sai hội, cụ trùm thường cất giọng. Và làm động tác mẫu để các cô gái cứ thế làm theo. Hàng năm, Nhân dân nơi đây vẫn tổ chức lễ hội với quy mô hoành tráng. Và các thế hệ vẫn được trao truyền, tiếp nối truyền thống hát dậm với những lời ca. Điệu múa cuốn hút làm say đắm lòng người.
Với những giá trị văn hóa cao đẹp và bền vững đó, tháng 2/2019; hát dậm Quyển Sơn đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Xem thêm những bài viết khác tại chuyên mục Văn hóa Việt Nam.