Chế độ dinh dưỡng phù hợp khi trẻ bị tiêu chảy cấp

Tiêu chảy cấp là loại bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ, với tình trạng đi ngoài nhiều lần trong ngày (ít nhất 3 lần), cả phân và nước lẫn nhau. Đặc điểm của bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em này là: phân có chứa nhớt, phân lỏng nhiều nước, phân có màu lạ (trắng, xanh, nâu sậm), phân có hạt lợn cợn. Nguyên nhân chính dẫn tới trẻ mắc bệnh tiêu chảy cấp là do chế độ dinh dưỡng của trẻ. Khi trẻ bị tiêu chảy cấp các bậc phụ huynh nên xử lý như thế nào? Có một chế độ dinh dưỡng phù hợp khi trẻ bị tiêu chảy cấp sẽ giúp bé nhanh chóng hồi phục chức năng đường ruột và cân nặng.

Chế độ dinh dưỡng với bé mắc tiêu chảy cấp

Thời điểm dịch bệnh và nắng nóng là những yếu tố dễ khiến trẻ mắc tiêu chảy. Đây là một trong các bệnh thường gặp ở trẻ em. Những hệ lụy của tiêu chảy cấp khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, tạo thành một vòng xoắn bệnh lý khiến cho trẻ nhẹ cân thấp còi. Ngoài ra, tiêu chảy cấp còn có nguy cơ khiến trẻ có thể tử vong do chăm sóc sai lầm của các bậc cha mẹ.

Vì vậy, khi trẻ bị tiêu chảy, việc chăm sóc cần được chú ý. Chế độ dinh dưỡng cần phù hợp với trẻ, giúp tăng cường thể lực, phòng chống suy dinh dưỡng, thậm chí tử vong do mất nước, điện giải… Khi trẻ bị tiêu chảy, bụng sẽ ậm ạch, ăn không ngon, nhưng không nên cho trẻ ăn giảm đi. Cần tiếp tục cho ăn để phòng suy dinh dưỡng và nhanh chóng đổi mới các tế bào niêm mạc ruột, giúp sự phục hồi niêm mạc ruột bị tổn thương.

Chế độ ăn uống là điều vô cùng quan trọng với trẻ bị tiêu chảy cấp
Chế độ ăn uống là điều vô cùng quan trọng với trẻ bị tiêu chảy cấp

Mặc dù có sự giảm hấp thu đường ở trẻ tiêu chảy nhưng vẫn phải tiếp tục duy trì sữa mẹ hay sữa công thức.Tùy theo độ tuổi mà cho trẻ ăn lượng phù hơp, chế biến các món ăn hợp khẩu vị đối với trẻ. Tuy nhiên, đảm bảo nguyên tắc tăng cường nước 100 – 150ml/kg/ngày.

Những điều cần lưu ý khi cho trẻ ăn

Cần đảm bảo đủ nhu cầu và dùng dầu thực vật, nhưng giảm chất xơ, giảm đường đơn trong những ngày đầu. Sử dụng các thực phẩm giàu dinh dưỡng và chất khoáng (chuối nhiều kali, thịt gà nhiều kẽm, cà rốt, bí đỏ nhiều vitamin A). Bù nước và điện giải có vai trò rất quan trọng trong điều trị bệnh tiêu chảy, trẻ càng tiêu chảy nhiều càng cần uống nhiều để bù lại lượng dịch và điện giải đã mất.

Với những trẻ tiêu chảy liên tiếp và kéo dài thì dinh dưỡng có vai trò vô cùng quan trọng và cấp thiết. Khi trẻ bị tiêu chảy kéo dài, khả năng hấp thu thức ăn giảm là do niêm mạc ruột bị tổn thương. Tùy vào nguyên nhân gây tiêu chảy mà ta chọn chế độ ăn phù hợp với trẻ. Cho trẻ tiếp tục ăn, khẩu phần ăn cần được duy trì và tăng dần lên là một trong các nguyên tắc quan trọng trong điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ.

Cần giảm tạm thời lượng sữa động vật và giảm lượng đường lactose và sucrose trong khẩu phần ăn: lactose giảm còn 2-3g/kg/ngày (khoảng 30-50ml sữa/kg/ngày). Ngoài ra, cần lưu ý cung cấp đủ năng lượng. Cung cấp đủ vitamin và khoáng chất. Giai đoạn phục hồi cần tăng cường các chất dinh dưỡng. Chú ý giảm carbohydrates và đường.

Gợi ý những thực phẩm nên dùng cho bé tiêu chảy cấp

Trên thực tế khi trẻ bị tiêu chảy, lúc cho trẻ ăn, nhiều bậc cha mẹ đã mắc phải sai lầm như: kiêng khem quá mức khiến trẻ càng thiếu vi chất và các vitamin. Ngược lại, nhiều mẹ cho trẻ ăn quá nhiều; nuông chiều trẻ vì cho rằng trẻ ăn được gì thì cứ cho… điều này dẫn đến tình trạng tiêu chảy của trẻ thêm trầm trọng. Vậy cho trẻ ăn như thế nào khi bị tiêu chảy; lựa chọn thực phẩm nào, cần hạn chế gì là vô cùng quan trọng đối với trẻ.

Gợi ý những thực phẩm nên dùng cho bé tiêu chảy cấp
Những thực phẩm nên dùng cho bé tiêu chảy cấp
  • Gạo: Có ít chất xơ nên dễ tiêu hóa và hấp thu ( nên nấu cháo )
  • Thịt gà: Là nguồn dinh dưỡng rất tốt cung cấp protein và các dưỡng chất quan trọng khác.
  • Chuối: Dễ tiêu hóa và hấp thu. Hàm lượng vitamin K cao, giúp cho việc bổ sung vitamin K bị mất đi khi bị tiêu chảy. Chuối cũng giàu pectin và inulin là chất xơ hòa tan; rất tốt cho việc hấp thu dịch trong lòng ruột.
  • Táo: Giàu pectin, nên đun chín sẽ dễ hấp thu hơn.
  • Sữa chua: Sữa chua giàu probiotic giúp cho sự cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột.

Gợi ý những thực phẩm nên tránh khi trẻ mắc bệnh

Cần lưu ý tăng đậm độ năng lượng; những ngày đầu trẻ bị tiêu chảy do trẻ lười ăn nên chắc chắn sẽ ăn ít. Vì vậy cần tăng đậm độ năng lượng từ thấp đến cao. Thấp trong những ngày đầu và tăng dần đạt tới nhu cầu trong những ngày tiếp theo.

  • Đồ ăn nhanh
  • Sản phẩm từ sữa
  • Sản phẩm có nhiều đường đơn: nước ngọt, kẹo, bánh.
  • Các thực phẩm sinh hơi: đậu đỗ, cải bắp, súp lơ, hành, cải xanh.
  • Thức ăn nhiều chất béo.

Xem thêm bài viết khác tại đây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *