Cảnh báo tình trạng sốc sốt xuất huyết thường gặp ở trẻ thừa cân

Tuần qua, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) đã tiếp nhận 5 trường hợp sốc sốt xuất huyết ở trên trẻ thừa cân, béo phì. Các bệnh nhi gồm: L.T.K., nam, 10 tuổi, nặng 51kg (bình thường ở tuổi này 28 – 30kg); N.T.N., 9 tuổi, giới tính nam, 55kg, (bình thường ở tuổi này 26 – 28 kg); L.T.K., 11 tuổi, giới tính nam, cân nặng 56kg (bình thường ở tuổi này 30 – 32 kg), tất cả đều trú tại Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh và N.G.H., 6 tuổi, giới tính nam, cân nặng 32kg (bình thường ở tuổi này 20 – 22 kg), thường trú tại Tân Biên, Tây Ninh; D.P., 11 tuổi, nam, có cân nặng 56kg ((bình thường ở tuổi này 34 – 36 kg), trú tại An Bình, Kiên Giang.

Cứu sống nhiều trường hợp sốc sốt xuất huyết

Khai thác bệnh sử ghi nhận: Các bệnh nhi sốt cao liên tục 4 ngày kèm nhức đầu; đau mình mẩy, ói mửa. Ngày 5, các bệnh nhi có biểu hiện đau bụng, tay chân lạnh; mệt. Nên nhập viện địa phương được chẩn đoán sốc sốt xuất huyết điều trị truyền dịch chống sốc; chuyển Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.

Cứu sống nhiều trường hợp sốc sốt xuất huyết

Tại đây, các bệnh nhi được tiếp tục chống sốc, đo huyết áp động mạch xâm lấn; áp lực tĩnh mạch trung tâm, hỗ trợ hô hấp. Riêng 2 bệnh nhi ở bệnh viện tỉnh chuyển lên diễn tiến nặng, rối loạn đông máu; xuất huyết tiêu hóa, tràn dịch màng bụng, màng phổi lượng nhiều; tổn thương gan thận, được đặt nội khí quản giúp thở; truyền máu và chế phẩm máu; điều chỉnh toan, hỗ trợ gan thận. Sau 1 tuần điều trị, tình trạng các bệnh nhi ổn định dần; được cai máy thở, thở khí trời, tỉnh táo.

Sốc sốt xuất huyết trên trẻ thừa cân, béo phì

Các nghiên cứu cho thấy: Sốc sốt xuất huyết trên trẻ thừa cân, béo phì. Có nguy cơ suy hô hấp sớm, điều chỉnh dịch truyền gặp nhiều khó khăn. Vì phải hiệu chỉnh cân nặng của trẻ thích hợp tránh truyền quá tải dịch cũng như dễ dẫn đến sốc kéo dài biến chứng rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa, tổn thương gan thận.

Qua đây, các bác sĩ khuyến cáo: Phụ huynh lưu ý khi thấy con em mình sốt trên 2 ngày đặc biệt nằm một chỗ không chơi, đau bụng, tay chân lạnh, chảy máu cam, máu răng… đưa ngay trẻ đến bệnh viện để được điều trị cấp cứu kịp thời.

Mức độ nguy hiểm của sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết điển hình với triệu chứng sốt là cơ bản vì luôn xảy ra lúc bệnh khởi phát. Sốt xuất huyết có đặc điểm khác với chứng sốt của bệnh khác với đặc điểm:

  • Sốt đột ngột, sốt cao: 39-40 độ C hoặc cao hơn, sờ vào trán trẻ thấy nóng ran
  • Sốt liên tục kéo dài 2-7 ngày kèm theo đau bụng, thường là đau vùng rốn hoặc bên phải rốn, nôn trớ, phình bụng. Việc dùng thuốc hạ sốt cũng không giảm thiểu bệnh tình

Một số triệu chứng điển hình khác dễ nhận thấy khi bị sốt xuất huyết:

  • Nổi mẩn, phát ban dưới da (thể nhẹ), xuất hiện nốt xuất huyết, chảy máu cam, chảy máu chân răng
  • Đại tiện ra máu (xuất huyết nội tạng là thể nặng).
Mức độ nguy hiểm của sốt xuất huyết
Mức độ nguy hiểm của sốt xuất huyết

Biểu hiện sốc thường xảy ra từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 từ lúc bệnh bắt đầu khởi phát, các triệu chứng sốc, bao gồm: trẻ từ trạng thái tỉnh táo bỗng trở nên lừ đừ, vật vã; trẻ có những cơn đau bụng dữ dội; tay, chân lạnh; da trẻ đổi màu, trở nên bầm bầm, môi xám lại. Trẻ tiểu ít hoặc không tiểu chút nào. Trẻ bắt đầu có biểu hiện khát nước, đây là hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây mất máu, tụt huyết áp, nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Bệnh sốt xuất huyết được chia làm 4 cấp độ từ nhẹ tới nặng.

  • Độ 1: Người bệnh sốt nhẹ, chưa có triệu chứng xuất huyết
  • Độ 2: Sốt có triệu chứng xuất huyết
  • Độ 3: Bắt đầu có dấu hiệu sốc
  • Độ 4: Tình trạng sốc nặng

Đọc thêm các bài viết khác tại đây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *