Theo dữ liệu của CDC, ở Hoa Kỳ, thì trẻ em <18 tuổi chiếm từ 1,7% đến 12% ở trong tổng số các trường hợp Covid-19. Mặc dù bệnh nghiêm trọng ở trẻ em với Covid-19 hiện đã có báo cáo, tuy nhiên tỷ lệ nhập viện của trẻ cũng đang thấp hơn nhiều so với người lớn.
Ở người lớn, các triệu chứng phổ biến bao gồm là sốt và ho, trong trường hợp nghiêm trọng hơn, thì có thể bị viêm phổi nặng và khó thở, sốc hay đông máu lan tỏa. Trẻ em bị Covid-19 cũng có thể có cả những triệu chứng này, nhưng khả năng bị bệnh nặng thì ít hơn. Trong bài viết này, bé trai 13 tuổi, không yếu tố nguy cơ, cũng không béo phì, chỉ sốt nhẹ, ho khan trong 4 ngày. Song khi nhập viện, SpO2 giảm, và phổi của bé bị tổn thương nhiều.
Trẻ em có bị nhiễm covid-19 không?
Trẻ em ở mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm Covid-19. Trẻ em ít có khả năng bị bệnh nặng hơn người lớn. Nhưng vẫn có thể xảy ra. Các bằng chứng gần đây cho thấy trẻ em có thể có tải lượng vi rút trong đường hô hấp trên tương tự như người lớn. Vì vậy trẻ nhiễm bệnh có thể lây vi-rút cho người khác.
Điều này cũng gây nguy hiểm nếu không có biện pháp phòng bệnh tốt. Đặc biệt là lây sang những người lớn tuổi hoặc những người có một số bệnh mãn tính. Bạn luôn nhắc nhở trẻ cách phòng ngừa lây truyền bệnh; giữ khoảng cách an toàn, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng; tránh sờ tay lên mặt, mũi miệng…
Tổn thương phổi nặng ở trẻ mắc Covid-19
Phó giáo sư Phùng Nguyễn Thế Nguyên, Trưởng Đơn vị điều trị Covid-19; Bệnh viện Nhi đồng 1, ngày 23/9. Cho biết ê kíp cấp cứu ghi nhận nhịp thở của bé 26-28 lần/phút (không quá nhanh so với tuổi); SpO2 92% (dấu hiệu nặng), X-quang thấy tổn thương phổi nhiều. Theo người nhà, bệnh nhi hết sốt song ho nhiều, tức ngực; khó thở nên được đưa đến viện.
Xét nghiệm ghi nhận phản ứng viêm tăng cao; rối loạn đông máu và RT-PCR dương tính Covid-19. Bệnh nhi được nhanh chóng điều trị theo phác đồ viêm phổi nặng của Covid -19. Với hỗ trợ hô hấp, kháng sinh, steroid và thuốc chống đông.
Sau 5 ngày điều trị, bệnh nhi cải thiện tốt về lâm sàng; hết khó thở, giảm ho. Tuy nhiên, tổn thương phổi trên X-quang cải thiện chậm. Và vẫn còn giảm oxy máu khi thở khí trời; 7 ngày liên tiếp SpO2 khoảng 93-94%. Sau 17 ngày điều trị, theo dõi sát triệu chứng và oxy máu, bé khỏi bệnh hoàn toàn, tổn thương phổi trên Xquang cải thiện đáng kể, xét nghiệm PCR chuyển âm tính.
Theo phó giáo sư Nguyên, đây là trường hợp trẻ khỏe mạnh, không yếu tố nguy cơ, không béo phì, triệu chứng không quá rầm rộ nhưng tổn thương phổi nặng và cần điều trị kéo dài.
Tình trạng trẻ bị Covid-19 nặng vẫn xảy ra nhiều
“Đến nay, trẻ em mắc Covid-19 phần lớn là không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, tuy nhiên tình trạng Covid-19 nặng vẫn có thể gặp ở trẻ em ngay cả không yếu tố nguy cơ”, phó giáo sư Nguyên nhấn mạnh.
Đến nay, TP HCM ghi nhận khoảng 15.000 trẻ mắc Covid-19. Hiện, hơn 3.600 trẻ được điều trị, chăm sóc tại các bệnh viện. Tỷ lệ trẻ diễn tiến nặng dưới 2%, chủ yếu trên trẻ có bệnh lý nền nặng hoặc thừa cân, béo phì. Việt Nam cũng như nhiều nước, trẻ em mắc Covid-19 đang có xu hướng tăng lên.
Phó giáo sư Nguyên cho rằng trong tình hình thành phố cho F0 được cách ly theo dõi tại nhà, hầu hết trẻ có biểu hiện nhẹ hoặc không triệu chứng cũng được điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu chủ quan không theo dõi trẻ có thể đến bệnh viện khi bệnh diễn tiến đã nặng khiến việc điều trị khó khăn.
Phụ huynh cần lưu ý khi trẻ khó thở, than mệt, gắng sức kém, vã mồ hôi nhiều, nói từng từ, từng câu ngắn, thở nhanh, gắng sức, nhịp tim nhanh hay SpO2 dưới 93% là phải nhanh chóng đưa đến bệnh viện hoặc liên hệ ngay với tổ phản ứng nhanh tại địa phương. “Những trường hợp này không thể điều trị tại nhà mà cần có sự can thiệp cấp cứu của nhân viên y tế”, phó giáo sư Nguyên khuyến cáo.