Ẩm thực là một giá trị văn hóa đặc trưng của các quốc gia. Nếu Trung Hoa nổi tiếng với món ăn như bánh bao, người Ý hãnh diện với Pizza, … thì niềm tự hào của người Việt vẫn luôn là món phở. Trọn vẹn tinh hoa Việt đều được gói gọn trong món ăn tuyệt vời này.
Các loại phở Việt Nam ngày càng được biến tấu một cách đa dạng với hương vị thơm ngon khó cưỡng. Từ công thức của món phở bò truyền thống, những đầu bếp tài ba đã cải tiến và tạo ra các món ăn khác nhau nhưng vẫn mang tên gọi là món “Phở”. Đi dọc từ Bắc vào Nam, bạn đều có thể tìm thấy vô số các phiên bản khác nhau của món phở Việt. Ngay bây giờ, hãy cùng rfhhost.com điểm danh xem Việt Nam có bao nhiêu món phở nhé.
Giới thiệu sơ lược về phở Việt
Nguồn gốc của món phở
Phở là linh hồn của Hà Nội. Bởi vậy, tất cả những “kiều bào” xa quê, luôn nhớ về phở như một món ăn tinh thần với nỗi đau đáu khôn nguôi. Hãy cùng Chuyên Làm Đẹp tìm hiểu “cội nguồn” của món ăn dân dã, đặc biệt này nhé.
Món phở xuất hiện đầu tiên vào những năm đầu của thế kỷ XX, tại Hà Nội. Nó bắt nguồn từ món “xáo trâu” của Việt Nam, sau đó biến tấu thành món “xáo bò”. Phở như là “linh hồn” ẩm thực của Hà Nội, không phải chỉ riêng Hà Nội mới có, nhưng chính là vì chỉ ở nơi này mới ngon.
Từ phở truyền thống, phở đã “du nhập” đến nhiều nơi với những phương pháp chế biến và hương vị khác nhau. Phở được nấu theo khẩu vị của cả 3 miền Bắc, Trung và Nam.
Thông thường thì phở miền Bắc đặc trưng bởi vị mặn, miền Trung thì đậm cay, còn miền Nam thì ngọt và nhiều rau. Sợi bánh phở ở miền Nam nhỏ hơn miền Bắc.
Ý nghĩa lâu đời của món phở
Phở là một nét chấm phá của ẩm thực Hà Nội nói riêng và ẩm thực Việt Nam nói riêng. Đây là đặc trưng cho nền văn minh lúa nước của nước ta. Nó có vị ngọt của nước dùng, vị đậm đà của các loại gia vị. Bánh phở làm từ bột gạo vừa dai vừa mềm. Từ đó, mang ý nghĩa đủ đầy, vẹn nguyên, hoà quyện với nhau, thể hiện mong muốn gắn kết, sum vầy.
Một số loại phở ngon phổ biến
Đối với người Việt, phở là món ăn quen thuộc và vô cùng gần gũi. Nó “đánh thức” trong tim những kiều bào xa quê một nỗi nhớ khôn nguôi. Nói đến phở Việt Nam, thường chỉ nghĩ ngay đến bát phở bò nghi ngút khói, hòa quyện đủ loại gia vị, thơm ngon bổ dưỡng. Song, ít ai biết, phở Việt Nam có sơ sơ đến hơn 30 loại.
Phở bò truyền thống
Phở bò là món phở truyền thống, xuất hiện đầu tiên. Nó được xem là một phần linh hồn của ẩm thực Việt. Nó còn khoác lên mình sự tự hào của nền ẩm thực Việt trong mắt bạn bè quốc tế.
Thành phần đầu tiên quyết định nên “thành công” của phở bò là nước dùng. Nước dùng của phở bò được tạo nên từ nước ninh của các loại xương bò. Thịt dùng cho phở có thể là bò. Đây là món ăn chuẩn vị dành cho “tín đồ sành bò” nhé.
Phở xào thơm ngon
Đây là món phở khô với bánh phở được xào săn, cháy cạnh vô cùng thơm thơm pha lẫn tim xào chín mềm ngọt thịt và các loại rau củ. Từng sợi bánh phở mềm dai thấm sốt, hoà quyện với vị thanh ngọt của thịt chắc chắn sẽ không một ai nỡ lòng nào chối từ.
Món phở gà đậm đà
Đây là một loại phở nước. Món ăn này được chế biến bằng cách chần bánh phở sao cho thật mềm và chan cùng nước dùng. Có thể ăn với gà chặt hoặc gà thái sợi, tùy theo nhu cầu của thực khách. Phở gà đậm đà bởi nước dùng được hầm từ xương ngọt thanh, thơm ngát mùi gừng, hành khô nướng và lá chanh.
Phở gà ngon là sự kết hợp hài hòa giữa các gia vị khi nấu cùng nước dùng từ gà đậm đà, chuẩn vị. Chỉ với những bước cực kì đơn giàn và những nguyên liệu dễ tìm.
Món phở gà mang một vị ngon đặc trưng chẳng hề thua kém phở bò. Sợi phở dai ngon, nước dùng ngọt thanh, béo béo còn thịt gà thì mềm vừa phải. Ăn kèm với nước tương ớt cùng tí chanh là xuất sắc nhất.
Phở chiên phồng lạ miệng
Khác với các loại phở khác, phở chiên phồng sẽ có hương vị rất riêng với các miếng bánh phở được cho vào dầu chiên giòn lên. Ăn kèm với món phở này là thịt bò xào rau cải ngọt. Phải nói từ màu sắc đến hương vị đều thật hấp dẫn, hương vị lạ miệng khó cưỡng.
Phở áp chảo giòn tan
Nếu bạn muốn chế biến một món ăn được làm từ phở, vừa thơm ngon, lại đầy đủ dinh dưỡng, không quá nhiều nước và dầu mỡ thì phở áp chảo là một gợi ý hợp lý cho bạn đấy. Với món ăn này, bánh phở được chiên giòn tan. Đặc biệt khi kết hợp với thịt bò xào rau củ quả đậm đà, nhất định sẽ là món ăn gây nghiệm đấy.
Bánh phở tươi mềm tan mà không bở nát, không có vị chua, thơm nhẹ mùi gạo. Thoạt nghe qua hay nhìn hình thức, người ta sẽ liên tưởng món phở áp chảo với mì xào giòn. Bởi phần bánh phở được chiên giòn, ăn kèm thịt bò xào rau củ. Song sự khác biệt chính là ở sợi phở vừa giòn rụm bên ngoài, mà bên trong vẫn mềm.
Phở tươi, còn mềm được tạo hình tròn, ấn dẹp trên chảo và áp chảo kỹ. Bánh phở từ từ mềm xuống và kết dính với nhau. Kỹ thuật áp chảo này yêu cầu bánh phở không được giòn tan như chiên ngập dầu, không cháy xém mà vẫn phải có độ giòn và ráo dầu.
Ăn kèm với phở áp chảo là thịt bò xào rau củ. Thịt bò được xào cùng rau cải ngọt, hành tây, cà rốt và cần tàu. Nguyên liệu cần tàu giúp món xào thêm dậy mùi thơm, phù hợp với thịt bò. Phần món xào được giữ lại nước, tạo độ sánh với chút bột năng để ăn kèm bánh phở áp chảo.
Phở bò sốt vang
Thời tiết mát mẻ, se se lạnh, còn gì tuyệt vời hơn nữa khi được ngồi bên bát phở bò sốt vang nghi ngút khói, thơm lừng quế hồi. Đặc biệt là nước sốt sanh sánh ngon ngọt màu vàng nâu, hương bò đậm đà mà ngây ngất.
Phở bò sốt vang là món ăn sáng được nhiều người ưa chuộng bởi hương thơm của các loại gia vị thảo quả, húng, quế… vô cùng hấp dẫn và dậy mùi khiến ai ăn một lần sẽ nhớ mãi.
Món phở thường được ăn kèm với gì?
Phở là món ăn quen thuộc và phổ biến đến mức có thể dùng vào cả sáng hoặc trưa và tối. Đặc biệt, có thể ăn kèm với các loại rau thơm, hành lá và giá cho thêm phần đậm vị.
Người Việt có thể ăn phở cả ngày, cho cả những bữa ăn sáng, trưa, chiều, tối và cả cho cả bữa đêm nữa. Đặc biệt là người Hà Nội. Họ có thể ăn phở nhiều lần trong tháng, trong năm tương tự như cơm. Và trong suốt nhiều năm qua, chưa từng có người Hà Nội nào thốt lên rằng mình không còn muốn ăn phở nữa.
Có thể nói, phở là linh hồn của ẩm thực Việt với nhiều loại. Mỗi loại phở sẽ có một hương vị riêng, một cái ngon riêng. Bên cạnh những món phở đã được kể trên, chắc hẳn vẫn còn nhiều các “biến tấu” khác. Tất cả đều đang góp phần làm phong phú thêm nền ẩm thực Việt Nam, giới thiệu đến gần hơn với bạn bè thế giới.