Bệnh lý suy thận mạn tính ở người lớn tuổi sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm về sau. Bệnh này về lâu dài sẽ làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh như vấn đề liên quan tới bài tiết nước tiểu và ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của người bệnh. Những người trong độ tuổi trung niên hay cao tuổi cần phải biết những nguyên nhân nào gây ra bệnh suy thận và những cách phòng tránh bệnh đem lại hiệu quả tốt. Để giúp nâng cao sức khỏe cảu thận và hạn chế tiến triển bệnh. Bài viết trong chuyên mục phòng bệnh ở người lớn tuổi là một số biện pháp giúp ngừa bệnh suy thận mạn tính các bạn nên biết.
Nguyên nhân gây nên bệnh thận mãn tính ở người già
Bệnh thận mạn tính ở người cao tuổi (CKD) là một quá trình phát triển bệnh kéo dài và thường là chậm, trong đó suy giảm và mất dần chức năng. Thời kỳ đầu, người bệnh không thể phát hiện ra mình mắc bệnh thận mạn tính. Những dấu hiệu sớm của bệnh rất khó nhận biết, do đó rất khó để phát hiện các triệu chứng bệnh. Việc chẩn đoán suy thận thường được thực hiện thông qua các xét nghiệm máu định lượng BUN, creatinin và độ lọc (GFR). Xét nghiệm máu giúp ước tính lượng máu đi qua cầu thận mỗi phút. Cầu thận là những đơn vị lọc nhỏ nhất trong thận có chức năng loại bỏ chất thải khỏi máu.

Bệnh thận mạn tính ở người cao tuổi (CKD) được chia thành 5 giai đoạn. Bệnh có thể tiến triển trong nhiều năm từ chức năng thận dưới bình thường (CKD giai đoạn 1) đến suy thận mạn tính (CKD giai đoạn 5). Dạng mạn tính của bệnh là tổn thương thận vĩnh viễn gây ra bởi các nguyên nhân, chẳng hạn như tiểu đường, cao huyết áp. Các loại nhiễm trùng mô thận khác nhau (viêm cầu thận). Lạm dụng một số loại thuốc có thể gây suy giảm chức năng thận trong thời gian dài.
Các triệu chứng thường gặp ở bệnh
Các dấu hiệu cảnh báo và triệu chứng của bệnh thận mạn tính thường không dễ nhận biết. Nhiều bệnh nhân có thể mắc bệnh thận mạn tính mà không hay biết. Đâu có thể là các dấu hiệu cảnh báo?
- Lượng nước tiểu giảm
- Phù nề: tay, mặt và chân
- Thở gấp
- Khó ngủ
- Chán ăn, buồn nôn, nôn mửa
- Huyết áp cao
- Thấy lạnh và mệt mỏi
Ngay khi phát hiện các dấu hiệu trên, bạn nên đến gặp bác sĩ để can thiệp và tìm ra phương pháp điều trị càng sớm càng tốt. Biện pháp hỗ trợ kịp thời sớm có thể tác động làm giảm sự tiến triển của bệnh.
Các phương pháp cải thiện bệnh thận mãn tính
Bên cạnh các phương pháp điều trị. Các thay đổi trong lối sống cũng có thể làm giảm quá trình tiến triển của bệnh mạn tính.
- Kiểm soát huyết áp và đường huyết
- Chế độ ăn uống lành mạnh (giảm đạm hoặc giảm muối)
- Giảm cân
- Bắt đầu luyện tập thể dục thể 3 lần, mỗi lần 30 phút
- Bỏ thuốc lá
- Tránh một số thuốc giảm đau
Tuy nhiên, luôn tuân thủ lời khuyên của bác sĩ và các tư vấn y tế trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi đáng kể nào.

Cách phòng ngừa bệnh thận mãnh tính mà bạn nên biết
Để hạn chế tối đa tỷ số nguy cơ mắc bệnh suy thận ở người cao tuổi. Thì gia đình và chính bệnh nhân cần thực hiện các phương pháp phòng ngừa bệnh sau:
- Duy trì chế độ ăn nhạt, không nên ăn nhiều bột ngọt, bột canh gia vị vì có chứa nhiều natri. Một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh suy thận ở người cao tuổi.
- Hạn chế ăn các thức ăn chứa kali và phốt pho như. Chuốt, mít, cam, chanh, lựu các loại quả khô như hạt dẻ và hạt lạc.
- Hạn chế những thực phẩm có hại chứa hàm lượng chất béo cao. Như các loại đồ ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ.
- Nên ăn các loại rau quả ít kali như bầu bí, su su, mướp, bắp cải, súp lơ, lê, táo, vú sữa, quýt và mận…
- Hạn chế dùng các sản phẩm từ sữa, đặc biệt không uống rượu và các chất kích thích.
- Uống nước đủ 2 lít một ngày tránh tình trạng giảm cô đặ và biến muối gây ra sỏi thận.
Với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh người cao tuổi nên áp dụng những lời khuyên trên. Để phòng những biến chứng bệnh suy thận gây ra. Ngoài những phương pháp điều trị thì chế độ dinh dưỡng người cao tuổi cũng cần được lưu ý. Cả trong trước, trong và sau thười gian điều trị bệnh.