Dù bé than đau gối trái sau khi đá bóng bị té tuy nhiên gia đình nghĩ là bình thường cho nên không đi khám. Sau đó tình trạng đau ngực và bị đau gối của bé tiến triển nặng, đồng thời bé bị sốt cao liên tục phải nhập viện cấp cứu. Khám ra bé đã bị nhiễm trùng huyết vì té ngã khi đá bóng
Chiều 26/3, BS. Phạm Hoàng Minh Khôi, thuộc khoa Cấp Cứu Bệnh viện (BV) Nhi đồng 2 (TP.HCM) đã cho biết, sau khi được đội ngũ nhân viên y tế cố gắng tận tình cứu chữa, Bé N.V.V. (11 tuổi, ở Đăk Nông) bị thương vì do té ngã khi đá bóng đã qua cơn nguy kịch.
Bé trai 11 tuổi dập phổi vì té ngã
Theo lời kể gia đình, cách nhập viện 5 ngày bé V. chơi đá banh với bạn và bị té. Em có than đau gối trái nhưng gia đình nghĩ là bình thường nên không đi khám. 3 ngày sau em than đau gối nhiều hơn, đau ngực 2 bên. Không ho, không sốt nên gia đình có đưa em đi khám ở BV huyện với chẩn đoán chấn thương gối trái.
Do thấy chỉ chấn thương phần mềm không bị gãy xương. Nên gia đình có phần chủ quan không theo dõi thêm. Đến ngày thứ 5 sau té em đau gối trái và ngực nhiều, sốt cao liên tục; nhập BV tỉnh Đăk Nông sau đó được chuyển BV tuyến trên ở TP.HCM.
Các bác sĩ khoa Cấp cứu BV Nhi Đồng 2 tiếp nhận bệnh nhi. Trong tình trạng tỉnh, bứt rứt, suy hô hấp. Sau khi thăm khám, bé phải thở máy với chẩn đoán viêm phổi nặng; nhiễm trùng huyết, chấn thương gối trái; dập phổi và được điều trị tích cực đến nay.
Phòng ngừa biến chứng
Hiện, sức khỏe bé đang dần phục hồi. Bác sĩ Khôi cho biết. Khi thấy trẻ bị vết thương ngoài da một số phụ huynh thường không chú ý đến lắm. Vì cho rằng vết thương sẽ tự lành sau vài ngày. Thế nhưng từ những vết trầy xước này nhiều loại vi khuẩn có thể xâm nhập vào. Trong đó có loại vi khuẩn nguy hiểm nhất là Staphylococus aureus (thường gọi là tụ cầu vàng).
Đa số các trường hợp có thể điều trị khỏi hẳn. Nhưng một số trường hợp nặng có thể để lại di chứng. Ví dụ như viêm tủy xương hay viêm khớp nhiễm trùng gây teo cơ; loét da, nặng hơn trong sốc nhiễm trùng có thể dẫn đến tử vong.
Để tránh dẫn đến các biến chứng trên các bậc phụ huynh nên chú ý chăm sóc đúng cách vết trầy xước của trẻ. Đầu tiên nên rửa sạch vết trầy xước cho trẻ dưới vòi nước với xà bông. Sau đó có thể rửa bằng Povidine pha loãng nước muối sinh lý và có thể đắp gạc vô khuẩn vào.
“Các bậc phụ huynh cũng cần theo dõi và chăm sóc vết thương cho trẻ mỗi ngày. Khi vết thương bị sưng đau, trẻ bị sốt thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị ngay” – bác sĩ Khôi khuyến cáo.
Nhiễm khuẩn huyết nguy hiểm như thế nào?
Khi bị nhiễm khuẩn huyết lượng lớn các hóa chất (từ các tác nhân gây bệnh) được tiết vào máu có thể gây ra chứng viêm mãn tính, dẫn đến tổn thương các cơ quan nội tạng. Cơ chế đông máu trong giai đoạn máu bị nhiễm trùng làm giảm lưu lượng máu di chuyển đến chân tay và các cơ quan nội tạng, dẫn đến việc cơ thể bị thiếu chất dinh dưỡng và oxy.
Nhiễm trùng máu đặc biệt nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời dẫn đến các biến chứng nặng về tuần hoàn, rối loạn đông máu, hô hấp, suy gan thận và các tạng khác.
Ở trường hợp xấu nhất, nhiễm khuẩn huyết có thể gây ra chứng hạ huyết áp, hiện tượng này là “Sốc nhiễm trùng”, có thể dẫn đến sự suy giảm chức năng một số bộ phận như phổi, thận và gan. Giai đoạn này bệnh trở nên rất nặng, có những trường hợp được điều trị tích cực, kháng sinh phù hợp nhưng bệnh nhân vẫn tử vong do sốc nhiễm trùng.
Cập nhật thêm thông tin mới nhất tại rfhhost.com